Cồn y tế có thực sự trị nám được không?
Trong giai đoạn nhạy cảm với dịch bệnh Covid19 này, hẳn không ai là không biết tới công dụng hữu ích mà cồn mang lại khi dùng trong sát khuẩn trên bề mặt da hoặc trên đồ vật. Được sản xuất dưới các dạng nồng độ khác nhau, cồn được ứng dụng rất nhiều trong y khoa như việc sát trùng da trước khi tiêm hoặc cắt vết mổ. Nồng độ cồn càng cao thì khả năng diệt khuẩn càng lớn.
Chính bởi công dụng tuyệt vời này, cồn cũng được dùng phối hợp cùng một số nguyên liệu khác, nhằm mang lại hiệu quả giảm các hiện tượng không mong muốn trên da. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ích lợi và hạn chế khi sử dụng cồn trong trị nám, tàn nhang qua việc giảm thiểu các vi khuẩn gây hại nhé!
Dùng cồn y tế lâu có tốt cho da không?
Cồn có công dụng rất lớn trong việc sát khuẩn các vết thương ngoài da, tuy nhiên không có khẳng định nào là chắc chắn nếu sử dụng nguyên liệu này trong thời gian dài mang lại hiệu quả tốt. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số kích ứng da khi thường xuyên dùng cồn y tế:
- Lớp màng khóa ẩm tự nhiên bị bào mòn, khiến cho da nhanh chóng trở nên khô căng kèm theo một số biểu hiện như nẻ da, kích ứng mẩn đỏ da.
- Da của bạn sẽ trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với bất kỳ loại hóa chất hay mỹ phẩm nào khác, đặc biệt là dưới ánh sáng mặt trời.
- Theo một số nghiên cứu, cồn còn có khả năng gây kích thích sự phát triển và tăng trưởng của các gốc tự do. Đây chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng lão hóa và xuất hiện nếp nhăn sớm trên da.
Mách bạn cách trị nám bằng cồn y tế kết hợp với trứng gà
Trứng gà được coi là một trong số những nguyên liệu làm đẹp da từ thiên nhiên, vốn rất đỗi thông dụng đối với chị em phụ nữ. Lòng trắng của quả trứng gà có chứa hàm lượng lớn vitamin (đặc biệt là các loại vitamin B2, B8 và B6) kết hợp cùng nguồn chất khoáng dồi dào như sắt, phospho, calci,…
Bên cạnh đó, thành phần collagen tự nhiên có trong trứng gà đã được chứng minh giúp làm săn chắc và cải thiện tình trạng trên da tương đối hiệu quả. Đặc biệt khi được sử dụng cùng cồn, sự kết hợp này chính là một “khắc tinh” của nám da và tàn nhang.
Nguyên liệu | Cách dùng |
|
|
Bạn nên áp dụng phương pháp này thường xuyên, khoảng từ 2 đến 3 lần mỗi tuần và kiên trì trong 1 – 2 tháng để có hiệu quả rõ rệt trên da. Sau khi đắp mặt xong, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm mỹ phẩm dưỡng da để cải thiện một số tác dụng không mong muốn của cồn trên mặt.
Một số lưu ý khi trị nám bằng cồn y tế
- Do cồn có tính sát khuẩn cao và dễ gây tổn thương da, bạn tuyệt đối không nên sử dụng khi làn da đang gặp phải một số vấn đề nhạy cảm như mụn viêm, mụn trứng cá, viêm loét bề mặt,… trong một khoảng thời gian dài.
- Tuyệt đối không được để cồn tiếp xúc trực tiếp với mắt và môi. Chỉ nên tập trung thoa hỗn hợp mặt nạ lên những vùng có nám da hoặc tàn nhang, nhằm hạn chế tối đa tình trạng kích ứng.
- Đối với những người lần đầu tiếp xúc với phương pháp trị nám có sử dụng cồn trong thành phần mặt nạ, nên thử kích ứng da bằng cách thoa cồn lên vùng da mỏng như cổ tay rồi mới áp dụng trực tiếp trên mặt.
- Nếu có bất kỳ hiện tượng nào xảy ra khi đang sử dụng cồn trên da như nóng ran, bề mặt da cảm thấy xót hoặc đỏ bừng, bạn nên ngừng ngay việc đắp mặt và rửa mặt thật sạch với nước. Trong trường hợp nặng hơn, hãy tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn chữa trị kịp thời.
Nhược điểm khi sử dụng cồn y tế trị nám
Một số chuyên gia đánh giá rằng, không thể phủ nhận được hiệu quả sát trùng và diệt khuẩn trên da mà cồn mang lại, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn không nên lạm dụng nguyên liệu này bởi những tác hại phía sau.
Như đã được phân tích kỹ ở phần trên, khi dùng cồn trong một khoảng thời gian dài rất có thể sẽ khiến cho da bị kích ứng cùng một số tác dụng không mong muốn khác. Đặc biệt, khi làn da của bạn yếu hơn mà vẫn phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời thì da sẽ bị bắt nắng nhanh hơn, khiến cho các vết nám không những không được cải thiện mà còn trở nên sậm màu hơn.