Da bị nám là thế nào?
Nám da là tình trạng da phổ biến, đặc trưng bởi sự xuất hiện các mảng da sẫm màu. Vị trí xuất hiện của nám thường là má, môi trên, trán hoặc cánh tay. Nám da thường sậm màu và sáng dần theo thời gian, nặng hơn vào mùa hè và nhẹ hơn vào mùa đông.
Nám da không lây vì nó không phải là bệnh nhiễm trùng. Vùng da bị ảnh hưởng không đau hoặc không ngứa. Đây cũng không phải là dấu hiệu của ung thư da hay kích ứng da. Mặc dù vậy, tình trạng này khiến cho người bị cảm thấy kém tự tin với vẻ ngoài của mình.
Dấu hiệu nhận biết da mặt bị nám
Nám da gây ra các mảng màu nâu nhạt, nâu sẫm, hơi xanh hoặc các đốm giống như tàn nhang. Đôi khi chúng có thể bị đỏ hoặc bị viêm. Nám da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên da.
– Nám da: Xuất hiện trên vai và cánh tay
– Centrofacial: Xuất hiện trên trán, má, mũi và môi trên
– Nám hai bên má: Các vết nám xuất hiện và đậm màu ở phần má
– Malar: Nám da xuất hiện trên má và mũi
– Hàm dưới: Vị trí đường viền hàm xuất hiện các mảng sẫm màu
– Cổ: Ở những người từ 50 tuổi trở lên, nám da có thể xuất hiện ở cổ
Da mặt bị nám nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nám da vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, nám da có thể xuất hiện do 2 nguyên nhân chính là do bức xạ (từ ánh nắng mặt trời) và nội tiết tố.
– Ánh nắng mặt trời: Làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài có thể làm tăng sắc tố melanin, từ đó dẫn đến nám da.
– Sự mất cân bằng nội tiết tố: Những thay đổi nội tiết tố có thể gây nám da. Đó là lý do tại sao trong thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ bị nám đến vậy.
Ngoài ra, nám da cũng có thể xuất hiện do một số thói quen thường ngày khác. Chẳng hạn sử dụng thuốc chống co giật, thực hiện liệu pháp tránh thai, estrogen. Tiếp xúc nhiều với ánh sáng từ tivi, máy tính, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân. Đặc biệt, khoảng 33 – 50% số người bị nám do di truyền từ gia đình.
Da mặt bị nám có trị được hay không?
Da mặt bị nám có thể trị được nhưng đòi hỏi bạn phải thật kiên trì. Bên cạnh đó, lựa chọn đúng phương pháp điều trị cũng như bảo vệ làn da tối đa cũng là điều cần thiết. Ngược lại, nếu không thực hiện đúng cách, tình trạng nám có thể nặng hơn và có thể làm xuất hiện các vấn đề về da khác.
Da mặt bị nám bị ở đối tượng nào?
Da mặt bị nám thường xuất hiện ở 90% đối tượng là nữ giới và 10% là nam giới, trong độ tuổi 20 – 40. Trong đó, có khoảng 15 – 50% phụ nữ mang thai mắc phải tình trạng da này. Phụ nữ thường xuyên dùng thuốc tránh thai nội tiết tố cũng có thể bị nám da mặt. Một điều thú vị khác là nám da phổ biến hơn ở những người có tông màu da tối hơn và những người có làn da rám nắng.
Da mặt bị nám và cách phòng ngừa thế nào?
Vì tiếp xúc với tia UV có thể gây nám da hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng, nên việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời là rất quan trọng. Nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 50, cũng như che chắn khi ra nắng và tránh nắng nóng gay gắt giữa trưa. Cũng có thể tránh thay thế hormone hoặc thuốc tránh thai để ngăn ngừa các triệu chứng nám da.
Cách trị da mặt bị nám đơn giản tại nhà
Có nhiều cách khác nhau để khắc phục tình trạng da mặt bị nám. Bạn có thể đến các spa, bệnh viện da liễu nhưng cũng có thể cải thiện ngay tại nhà. Dưới đây là những cách trị da mặt bị nám tại nhà được chị em áp dụng phổ biến.
Sử dụng dược hóa phẩm đặc trị
Sử dụng thuốc bôi ngoài da là cách trị da mặt bị nám phổ biến. Liệu pháp tại chỗ sử dụng chất ức chế tyrosinase nhằm ngăn chặn sự hình thành của các hắc tố melanin. Một số thành phần rất hữu hiệu trong việc thực hiện chức năng này.
– Axit azelaic: Thành phần này thường có mặt trong các loại kem dưỡng da hoặc gel. An toàn cho cả phụ nữ mang thai.
– Cysteamine: Một nghiên cứu nhỏ trên 50 người cho thấy, kem cysteamine hiệu quả hơn giả dược.
– Hydrocortisone (dùng tại chỗ): Hydrocortisone giúp làm mờ màu da do nám, đồng thời giảm khả năng viêm da do các tác nhân khác gây ra.
– Hydroquinone: Loại thuốc này thường được dùng dưới dạng kem hoặc lotion. Nó tác động trực tiếp lên các mảng nám vào ban đêm trong 2 – 4 tháng.
– Chiết xuất đậu nành: Được cho là giảm sự chuyển màu từ các tế bào hắc tố sang tế bào da.
– Tretinoin: Hoạt chất này có hiệu quả nhưng lại có thể gây viêm da. Vậy nên không được sử dụng trong thời kỳ mang thai.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sự kết hợp giữa Hydroquinone, Tretinoin và một loại steroid tại chỗ vừa phải sẽ mang lại hiệu quả trị nám tốt nhất.
Song song với việc sử dụng thuốc, bạn có thể kết hợp những cách trị da mặt bị nám bằng nguyên liệu tự nhiên. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết nhất.
Trị nám bằng gel lô hội
Gel lô hội mang lại nhiều hiệu quả khác nhau trong việc cải thiện các vấn đề về da. Nguyên liệu này có tính dưỡng ẩm cao, thâm nhập sâu vào da và bảo vệ da khỏi tác động tia cực tím. Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy, lô hội có chứa liposome, có tác dụng làm giảm nám da ở phụ nữ mang thai. Bôi gel lô hội lên vùng da bị nám 2, 3 lần mỗi tuần là được.
Trị nám bằng nghệ
Hoạt chất curcumin trong nghệ có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa. Nó đem đến khả năng bảo vệ da khỏi tia UV và ức chế sản xuất melanin trên da. Bạn có thể kết hợp tinh bột nghệ với sữa tươi không đường, bột mì,… để làm giảm sự tăng sắc tố trên da.
Trị nám bằng chiết xuất đậu nành
Nhiều nghiên cứu đã thử nghiệm và ủng hộ việc sử dụng chiết xuất đậu nành để điều trị chứng tăng sắc tố. Trộn 2 phần bột chiết xuất đậu nành với 1 phần dầu dưỡng ẩm, chẳng hạn dầu jojoba hoặc dầu hạnh nhân. Sau khi tạo được hỗn hợp đặc sánh, hãy nhẹ nhàng thoa đều lên da nhé.
Trị nám bằng chiết xuất cam thảo
Bạn có thể sử dụng chiết xuất cam thảo để trị da mặt bị nám. Rễ cam thảo có chứa các thành phần hoạt tính ức chế tyrosinase, loại enzyme gây ra sắc tố melanin khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn kem bôi trị nám không kê đơn có chứa thành phần này.
Trị nám bằng trà xanh
Chiết xuất trà xanh có thể ức chế hoạt động của tyrosinase, từ đó làm chậm quá trình tổng hợp melanin. Bắt đầu bằng cách ngâm túi trà xanh trong nước sôi khoảng 3 – 5 phút. Sau đó lấy túi trà cho vào ngăn mát tủ lạnh. Rửa sạch mặt và chà nhẹ túi trà lên da. Phương pháp trị da mặt bị nám này có thể áp dụng cho mọi loại da.
Trị nám bằng chiết xuất hoa phong lan
Chiết xuất hoa phong lan nổi tiếng với khả năng giảm chứng tăng sắc tố da liên quan đến tình trạng nám da ở phụ nữ. Mặc dù nó không thể trị dứt điểm nhưng có thể giảm kích thước các mảng tối màu và tăng độ săn chắc cho da. Bạn có thể sử dụng chiết xuất hoa phong lan như một loại serum, kem dưỡng, mặt nạ dưỡng ẩm hoặc chất tẩy tế bào chết.
Trị nám bằng nước trà đen
Cũng giống như trà xanh, trà đen cũng có thể sử dụng như một phương pháp cải thiện độ sáng da. Đặc tính làm se của trà giúp làm dịu các sắc tố và giữ ẩm tự nhiên. Sau khi làm sạch da, bạn dùng bông gòn chấm nước trà đen và thoa lên vùng da sạm nám trên khuôn mặt. Thực hiện 2 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
Trị nám bằng đậu lăng đỏ
Đậu lăng đỏ giàu chất chống oxy hóa góp phần trị da mặt bị nám. Để tạo hỗn hợp trị nám từ nguyên liệu này, bạn ngâm đậu trong nước qua đêm rồi xay nhuyễn và thêm một chút sữa tươi. Đắp lên da khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Cuối cùng, dùng kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng khô da.
Trị nám bằng giấm táo
Axit axetic trong giấm táo được cho là có tác dụng làm sáng da và cải thiện vết sẫm màu trên da. Để trị da mặt bị nám bằng giấm táo, bạn chỉ cần pha loãng nó với nước sạch. Thoa lên vùng da bị nám và sạm, 20 phút sau thì rửa sạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp giấm táo với mật ong.
Trị nám bằng bột cà chua
Bột cà chua đặc biệt hữu ích trong việc điều trị nám da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Lycopene có trong cà chua rất hữu dụng trong việc bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng và tia cực tím. Mặt nạ làm từ bột cà chua và dầu oliu nên được áp dụng 2 lần mỗi tuần để làm mờ nám da.
Trị nám bằng dầu tầm xuân
Loại dầu này có đặc tính làm sáng và làm đều màu da nhờ giàu vitamin C và đặc tính chống oxy hóa. Loại dầu này còn kích thích quá trình sản sinh collagen. Chăm chỉ thoa lên da 2 lần mỗi ngày sẽ giúp những mảng nám trên da sớm được cải thiện.
Trị nám bằng vitamin E và dầu oliu
Dầu oliu giúp làm sáng những đốm đen trên da mặt. Đầu tiên, bạn ép 2 viên nang vitamin E rồi trộn đều với 2 thìa cà phê dầu oliu. Sau khi làm sạch da mặt thì thoa đều và giữ nguyên khoảng 10 phút. Sau khi mặt nạ khô thì rửa lại bằng nước sạch và nhớ dưỡng ẩm nhé.
Trị nám bằng khoai tây và dưa chuột
Khoai tây chứa một loạt các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như kẽm, kali. Trong khi đó, dưa chuột là một thành phần làm sáng da tự nhiên. Lấy một lượng nước ép khoai tây hòa với dưa chuột theo tỷ lệ 1:1. Thoa lên da, đặc biệt là vùng da bị nám và thực hiện các bước tiếp theo tương tự như những cách trước đó.
Trị nám bằng nha đam, nghệ, sữa chua và dầu hạnh nhân
Lô hội dưỡng ẩm và cấp nước cho da. Vitamin B12, B2 và axit lactic trong sữa chua làm sáng da. Trong khi đó, dầu hạnh nhân có chứa vitamin E, retinol và vitamin K. Để làm mặt nạ này, bạn trộn 1 muỗng canh sữa chua với 3, 4 giọt dầu hạnh nhân, ½ thìa cà phê bột nghệ và 2 muỗng canh gel lô hội. Trộn đều các hỗn hợp cho đến khi chúng quyện hoàn toàn vào nhau thì thoa lên da.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sắc đẹp
Để trị da mặt bị nám nhanh chóng và hiệu quả cao, bạn có thể kết hợp phương pháp điều trị với các sản phẩm hỗ trợ (Thực phẩm chức năng – TPCN). Theo nghiên cứu, tinh chất cây dương xỉ (Polypodium Leucotomos) có thể giúp điều trị nám da. Ngoài ra, Glutathione (gồm cysteine, axit glutamic và glycine) cũng giúp điều chỉnh quá trình sản xuất dư thừa melanin, từ đó giảm chứng tăng sắc tố da.
NuBest White là một trong những TPCN hỗ trợ chăm sóc sắc đẹp được NuBest USA phân phối trên toàn cầu. Sản phẩm có chứa Glutathione, L-Cysteine, Axit Alpha Lipoic (ALA), các loại vitamin (Vitamin C, vitamin E, vitamin B2) và tinh chất cây kế sữa. NuBest White góp phần nuôi dưỡng làn da từ bên trong, cải thiện độ sáng và đẩy lùi các vấn đề da do lão hóa.
Trị da mặt bị nám cần lưu ý những gì?
Để các phương pháp điều trị da mặt bị nám đạt hiệu quả tối ưu cũng như ngăn ngừa sự bùng phát mạnh mẽ của nám da, bạn cần chú ý những điều sau:
– Thực hiện nhất quán phương pháp trị nám: Cho dù bạn áp dụng cách trị da mặt bị nám tại nhà hay các liệu pháp y tế, việc thực hiện đồng nhất 1 phương pháp xuyên suốt quá trình điều trị là điều cần thiết.
– Chăm sóc da đúng cách: Sau khi điều trị nám, làn da sẽ khô và yếu hơn. Do đó, bạn nên cấp ẩm thường xuyên bằng cách dùng kem dưỡng ẩm, serum dưỡng ẩm,…
– Bảo vệ làn da: Làn da cần được bảo vệ mọi lúc. Bạn nên sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên, thường xuyên che chắn da bằng mũ, khẩu trang (vải), dùng mũ rộng vành, kính mắt,…
– Chú ý nhiều hơn vào chế độ ăn uống: Hạn chế sử dụng các loại gia vị cay nóng, đồ uống có cồn. Thay vào đó, tăng cường nước uống, rau củ quả, trái cây,… trong bữa ăn.
Trị da mặt bị nám và các câu hỏi liên quan
Trị da mặt bị nám trong bao lâu sẽ hết?
Trị da mặt bị nám có thể biến mất trong vài tháng. Tuy nhiên, nó không có khả năng biến mất khi bạn đang mang thai hoặc sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone. Thực hiện các phương pháp trị da mặt bị nám có thể phải kéo dài ba tháng hoặc hơn thế nữa thì nám mới có thể hết hoàn toàn.
Trị da mặt bị nám xong có bị lại không?
Nám da dù đã khỏi nhưng vẫn có thể tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, khi thực hiện các cách trị da mặt bị nám có kết quả, bạn cần áp dụng song song các phương pháp phòng ngừa. Chăm sóc da đúng quy trình, thoa kem chống nắng và che chắn làn da khi ra ngoài đều rất cần thiết.
Da mặt bị nám lâu năm có trị được hay không?
Da mặt bị nám lâu năm sẽ rất khó trị. Điều này là bởi chân nám đã ăn sâu vào bên trong làn da. Để giải quyết triệt để, đòi hỏi bạn phải ngăn chặn được sự sản sinh melanin sâu trong làn da, phá hủy hoàn toàn các chân nám. Song song với các phương pháp tác động ngoài bề mặt, bạn cần bổ sung dưỡng chất như Glutathione, L-Cysteine, Collagen,… để nuôi dưỡng da từ bên trong.