1. Nguyên nhân gây mụn bọc ở cằm là gì?
Mụn bọc ở cằm có thể gây ra do nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:
- Vệ sinh da không sạch se khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và hình thành: Dưới tác động của môi trường như khói bụi, các vật dụng hàng ngày tiếp xúc trực tiếp lên da như chăn, gối,… đều chứa nhiều vi khuẩn khiến da có nguy cơ bị mụn bọc gây đau nhức.
- Mặt khác, mụn mọc ở cằm báo hiệu cơ thể bị rối loạn nội tiết, thường gặp ở nữ giới. Một số giai đoạn thường có mụn ở cằm là mang thai, hành kinh hay phụ nữ bước vào thời kì mãn kinh. Lúc này cơ thể có sự thay đổi hormone từ đó da tiết nhiều chất nhờn, sinh ra mụn bọc ở cằm.
- Bên cạnh đó, việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng khiến da nhanh xuống cấp. Chính vì vậy, vi khuẩn có điều kiện gây hại cho da, hình thành mụn ẩn, mụn sưng viêm, đặc biệt là mụn bọc đau nhức.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý như ăn nhiều đồ cay nóng, chất kích thích và thiếu vitamin, khoáng chất cần thiết cũng là nguyên nhân khiến da bị lên mụn, đặc biệt là mụn bọc ở cằm.
Bên cạnh việc gây đau nhức thì mụn bọc không được điều trị đúng cách sẽ lây lan đến các vùng khác.
- Việc ăn uống, giao tiếp cũng gặp nhiều trở ngại. Mụn bọc khiến người bị thiếu tự tin, ngại ngùng khi giao tiếp.
- Không những thế, mụn bọc ở cằm còn có khả năng gây ra chứng lo âu, trầm cảm ở nhiều người.
- Điều này khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Mụn bọc k được điều trị đúng cách sẽ để lại sẹo khiến mọi người thêm tự ti
2. Cách trị mụn bọc ở cằm an toàn và cực kỳ hiệu quả:
Bên cạnh nguyên nhân gây mụn bọc ở cằm, “mụn bọc ở cằm có nên nặn không” cũng là thắc mắc mà nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, mụn bọc ở cằm có thể nặn được tuy nhiên nếu nặn không đúng cách sẽ gây ra nhiều rủi ro nhất định. Bởi vậy, để trị mụn an toàn, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây của Shynh Beauty.
2.1 Trị mụn bọc ở cằm bằng Tây y:
Với sự phát triển không ngừng của y học đã sáng chế ra nhiều loại thuốc có chức năng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Điều quan trọng người bệnh cần điều trị sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
* Thuốc trị mụn bọc Clindamycin:
Đây là kháng sinh bôi ngoài da thuộc nhóm thuốc lincosamid.
Sản phẩm được bào chế ở dạng viên nén, dung dịch uống, dạng thuốc tiêm và gel bôi ngoài da.
Thuốc thường được chỉ định trị mụn viêm, mụn bọc.
Thành phần:
Thành phần chính là clindamycin hydrochloride
Công dụng:
Clindamycin có công dụng ức chế quá trình hoạt động của vi khuẩn gây mụn,liên kết tiểu phần 50S của ribosom, ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn ngăn ngừa tình trạng mụn phát triển. Đồng thời, hoạt chất này có tác dụng làm giảm bã nhờn, tình trạng dầu dư thừa trên da, duy trì độ ẩm và kìm khuẩn khi dùng thuốc ở nồng độ thấp, tiêu diệt khẩn nếu dùng thuốc ở nồng độ cao.
Cách sử dụng:
Đây là loại kháng sinh kê đơn nên tùy vào mức độ nghiêm trọng của mụn mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp. Tuy nhiên thông thường người bệnh sẽ được chỉ định dùng liều 150mg-300mg trong 6 giờ.
* Thuốc bôi ngoài da trị mụn Benzoyl peroxide:
Đây là 1 dạng kháng sinh thường được chỉ định để trị mụn trứng cá từ nhẹ đến nặng.
Thuốc có thể dùng độc lập song để mang hiệu quả cao cần kết hợp thêm một số kháng sinh trị mụn khác.
Công dụng:
- Benzoyl peroxide có khả năng làm giảm axit béo tự do trong nang tuyến bã đồng thời chống vi khuẩn gây mụn từ đó tiêu nhân mụn, loại bỏ các loại mụn trứng cá như viêm, mụn, bọc, mủ,…
- Là thành phần duy nhất có khả năng mang oxy dưới bề mặt da. Vì vi khuẩn không thể duy trì nếu có oxy. Bởi vậy khi dùng benzoyl peroxide với liều lượng phù hợp sẽ giúp loại bỏ mụn đến 99%.
- Thuốc cũng có công dụng giảm viêm nhanh chóng từ đó giảm cảm giác sưng tấy, châm chích do mụn gây ra.
Cách sử dụng:
Sử dụng tại chỗ: Người bệnh dùng Benzoyl peroxide dạng thoa, bôi trực tiếp lên các nốt mụn.
Mỗi ngày thoa 1-2 lần sau khi đã vệ sinh da mặt sạch sẽ.
* Thuốc kháng sinh trị mụn Doxycycline:
Doxycycline thuộc nhóm tetracycline là dạng kháng sinh trị mụn trứng cá phổ biến.
Đây là loại kháng sinh chỉ định dùng cho người bị mụn ở thể vừa và nặng.
Công dụng:
- Thuốc uống trị mụn Doxycycline giup chứa trị mụn trứng cá nhờ tác dụng làm giảm số lượng vi khuẩn gây mụn trên da. Đồng thời giúp kháng khuẩn, giảm viêm trên da.
- Thuốc Doxycycline có công dụng tốt cho các trường hợp bị mụn mủ viêm. Tuy nhiên nó không có tác dụng với mụn cám hay mụn đầu đen.
- Doxycycline với khả năng ức chế vi khuẩn đồng thời tổng hợp protein do vi khuẩn nhạy cảm gắn vào tiểu đơn vị 30S, 50S của ribosom từ đó tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
Cách dùng:
Thông thường trường hợp bị mụn bọc mủ, viêm sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Doxycycline với liều 50g mỗi ngày với thời gian từ 6-12 tuần.
2.2 Cách trị mụn bọc ở cằm tại nhà từ thiên nhiên:
* Trị mụn bọc ở cằm hiệu quả nhờ mật ong:
Không chỉ là nguyên liệu dưỡng da lành tính mà mật ong còn có tác dụng trị mụn bọc ở cằm hiệu quả.
Công dụng này của mật ong là nhờ tính kháng khuẩn cao và chứa các vitamin.
- Để trị mụn bọc ở cằm hiệu quả bạn chỉ cần thoa trực tiếp mật ong nguyên chất lên vùng da cằm có mụn bọc, để trong 15-20 phút rồi rửa mặt lại với nước.
- Ngoài ra bạn có thể kết hợp mật ong với một vài giọt nước chanh để tăng hiệu quả trị mụn.
* Trị mụn bọc ở cằm nhanh chóng với tỏi:
Tuy tỏi có mùi hơi khó chịu nhưng đây lại là nguyên liệu “thần thánh” để trị mụn bọc rất hiệu quả. Nhờ chất kháng sinh có trong tỏi, vi khuẩn gây mụn sẽ bị loại bỏ triệt để.
Do đó, tính sát khuẩn và kháng viêm của tỏi sẽ giúp các nốt mụn bọc nhanh xẹp và đẩy cồi mụn lên.
Nên đây quả thực là loại thuốc trị mụn bọc ở cằm ngay tại nhà mà bạn nên sử dụng đấy!
Với cách trị mụn này bạn có thể dễ dàng lấy vài tép bỏi ngay trong bếp để áp dụng ngay.
- Hãy chọn 2-3 tép tỏi, mang bóc vỏ, rửa sạch.
- Sau đó giã hoặc nghiền nát tỏi lấy nước rồi chấm nước tỏi lên các nốt mụn bọc ở cằm.
- Để nguyên như vậy trong khoảng 20-30 phút để nước tỏi thẩm thấu vào da rồi rửa mặt lại với nước ấm.
Cách trị mụn bọc bằng tỏi này rất đơn giản, an toàn và hiệu quả nên bạn có thể áp dụng mỗi ngày để mụn nhanh xẹp.
Bạn nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Với những bạn có da khô thì nên kết hợp bước dưỡng ẩm sau đó để da không bị quá khô.
* Trị mụn bọc dưới cằm bằng vỏ chuối:
Không chỉ là một loại quả giàu dinh dưỡng, vỏ chuối còn có tác dụng làm đẹp.
Nhờ chứa lượng lớn vitamin B12, B6, Kali, Magie, Carbonhydrate mà vỏ chuối có khả năng ức chế vi khuẩn phát triển và giúp kháng viêm hiệu quả.
Với tính sát khuẩn mạnh, vỏ chuối sẽ giúp nhanh chóng se nốt mụn mọc đang sưng đỏ.
Đông thời chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, làm mụn bọc nhanh chín hơn.
Cách trị mụn bọc bằng vỏ chuối vừa an toàn lại vừa hiệu quả và giúp loại bỏ vết thâm mụn.
Như vậy sau khi ăn chuối bạn có thể tận dụng vỏ chuối để trị mụn bọc theo cách sau:
- Dùng thìa hoặc dao để nạo phần bên trong vỏ chuối.
- Dùng tay bóp nát hoặc cho vào xay nhuyễn.
- Lấy hỗn hợp vỏ chuối thoa lên vùng mụn bọc ở cằm.
- Massage đều ở vùng da cằm trong vòng 15-20 phút rồi rửa sạch mặt.
Ngoài ra bạn cũng có thể cắt vỏ chuối thành các miếng nhỏ. Rồi dùng tay chà nhẹ nhàng vỏ chuối lên vùng mụn bọc trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại.
Bạn nên thực hiện cách này 2-3 lần/tuần vào buổi tối để nhanh chóng loại bỏ mụn bọc ở cằm nhé!