Mụn nang là mụn gì?
Mụn nằm sâu dưới da và phát triển xung quanh nang lông được gọi là mụn nang. Mụn nang hầu như không có đầu mụn, chúng xuất hiện khi da thừa dầu nhờn và các chất bụi bẩn, vi khuẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông. Mụn nang mang theo dịch mủ phía trong, thường sưng to và nếu không được điều trị kịp thời có thể phát triển kích thước gây sưng tấy, đau nhức.
Mụn nang có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất ở trẻ đến tuổi dậy thì và thanh thiếu niên. hormone androgen tăng mạnh trong tuổi dậy thì khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, da tiết dầu nhiều hơn gây tắc nghẽn lỗ chân lông, kéo theo mụn nang hình thành. Phụ nữ đang đến thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang đều gây ra mất cân bằng nội tiết tố, tạo điều kiện cho mụn nang xuất hiện.
Đặc điểm của mụn nang
Mụn nang nhìn giống như mụn nhọt nhỏ, chưa đầy mủ, gây tổn thương da. Mụn nang được xếp vào nhóm mụn trứng cá nặng. Thông thường, khi sờ vào mụn nang, bạn sẽ cảm thấy đau và khó chịu. Mụn phát triển từ bên trong da, gây ửng đỏ một vùng rộng, sưng to trên mặt và tạo cảm giác sần sùi cho bề mặt da. Thông thường, mụn nang để lại sẹo lõm và sâu trên da.
Mụn nang thường nổi ở đâu?
Mặt là khu vực dễ nổi mụn nang nhất, điển hình là 2 bên má và trán. Đôi lúc, mụn nang cũng mọc ở ngực, cổ, vai, lưng và cả sau tai. Mụn nang có thể hình thành như một dạng diễn biến nặng của mụn trứng cá trước đó. Vì thường nổi ở mặt nên mụn nang chính là “khắc tinh” của nhiều người, khiến nhan sắc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bạn thiếu tự tin hơn.
Dấu hiệu nhận biết đó là mụn nang
Mụn nang nằm sâu dưới da và chỉ nổi phần sưng mủ phía trên bề mặt da nên khó nhận dạng hơn các loại mụn đầu đen, mụn cám, mụn trứng cá… Dấu hiệu nhận biết mụn nang như:
– Mụn tạo thành u chứa đầy mủ bên trong.
– Chạm vào mụn thấy đau.
– Mụn mọc thành từng mảng, vết sưng tấy có thể có kích thước lớn và màu trắng.
Mụn nang có nguy hiểm hay không?
Mụn nang hình thành dựa trên cơ chế viêm nang lông, phần nhiễm trùng sau khi vỡ ra thì lan ra tới tầng trung bì của da. Một màng bao quanh vùng viêm do cơ thể phản ứng lại khiến mụn nang trông giống dạng bọc, bên trong có mủ. Mụn nang nếu không được nhận biết sớm và điều trị đúng cách sẽ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe da. Tình trạng mụn kéo dài khiến da bị tổn thương nghiêm trọng, theo thời gian sẽ gây viêm nhiễm da trầm trọng hơn.
Mụn nang có dễ trị hay không?
Mụn nang thuộc loại mụn không dễ điều trị, sở dĩ do mụn xuất hiện sâu dưới da nên khó trị dứt điểm. Điều trị mụn nang đòi hỏi một thời gian dài kiên trì theo suốt liệu trình. Mụn nang dễ viêm và thường mọc theo mảng lớn nên cần cẩn trọng trong điều trị. Tùy vào tình trạng mụn, cơ địa da mà bạn cần áp dụng phương pháp phù hợp để sớm loại bỏ hoàn toàn mụn nang và dưỡng da sau mụn.
Mụn nang trị không đúng cách sẽ gây hậu quả gì?
Nếu không chữa trị kịp thời đúng cách, mụn nang có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho da:
– Mụn trở nặng khiến vùng da mụn bị đau nhức khó chịu.
– Trường hợp không may có thể gây nhiễm trùng, thậm chí là áp xe.
– Để lại sẹo rỗ, sẹo thâm làm tổn thương cấu trúc da, mất thẩm mỹ.
– Mụn nang có thể gây ra tự ti, căng thẳng đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì.
– Chi phí điều trị sẽ tốn kém hơn và mất nhiều thời gian điều trị do phải thay đổi quy trình chăm sóc.
Cách trị mụn nang nào hiệu quả
Trị mụn nang bằng cách chườm đá
Mụn nang thường sưng to, khó che, một số trường hợp còn có màu đỏ sậm, nhất là khi bạn thường xuyên nặn, cạy mụn. Bạn có thể bọc đá lạnh vào khăn mỏng để chườm nhẹ lên phần da có mụn, hoặc lấy bông tẩy trang thấm nước lạnh rồi đắp lên phần mụn. Sau 10 phút, phần mụn bị sưng đỏ có thể giảm bớt mức độ sưng, giảm đau nhức, kích thước mụn cũng dần được thu gọn.
Trị mụn nang bằng cách chườm nóng
Chườm mụn với ấm/nóng giúp giãn nở lỗ chân lông. Sau đó, bạn sẽ dễ dàng làm sạch da, áp dụng các sản phẩm trị mụn để loại bỏ tạp chất trong nang lông. Cách làm rất đơn giản:
– Chuẩn bị nước nóng, hoặc nước ấm và một chiếc khăn mỏng, sạch.
– Nhúng khăn vào nước nóng rồi vắt nhẹ.
– Đắp khăn lên vùng mụn trong 5 – 10 phút để lỗ chân lông nở hẳn ra.
– Mở khăn ra và sử dụng các loại sản phẩm vệ sinh da khác.
– Thực hiện 3 – 4 lần/ngày và lưu ý về nhiệt độ nước, tránh để nước quá nóng gây bỏng da và tình trạng sưng đỏ nặng hơn.
Trị mụn nang bằng mật ong
Mật ong vốn là nguyên liệu chăm sóc da tại nhà được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Sở dĩ do mật ong có tính kháng khuẩn, trị mụn rất tốt. Mật ong cũng hỗ trợ làm mềm và dịu da mụn, giúp da hồi phục nhanh, tránh các tổn thương không đáng có cho da. Cách trị mụn nang với mật ong như sau:
– Sử dụng mật ong nguyên chất hoặc trộn mật ong với sữa chua không đường, nước cốt chanh tươi hoặc tinh bột nghệ.
– Thoa mật ong hoặc hỗn hợp mặt nạ mật ong lên vùng da có mụn.
– Bạn chỉ nên massage nhẹ nhàng khoảng 30 giây để mật ong ngấm vào da, không nên massage quá mạnh hoặc quá lâu sẽ gây kích ứng mụn.
Trị mụn nang bằng chanh tươi
Chanh tươi có tính axit và thêm hàm lượng vitamin C rất tốt cho da. Vitamin C và axit giúp bào mòn mụn dần dần và tăng sắc tố da. Tuy nhiên lượng axit trong chanh khá cao, da bị mụn nang vốn nhạy cảm nên bạn cần cẩn trọng khi thoa chanh trực tiếp lên da. Cách tốt nhất là pha loãng nước cốt chanh tươi với nước lọc, hoặc thêm chanh tươi vào mật ong, sữa chua không đường, lòng trắng trứng… để tạo hỗn hợp mặt nạ trị mụn.
Trị mụn nang bằng giấm táo
Giấm táo có khả năng kháng khuẩn, xóa mụn và cung cấp nhiều vitamin cho da. Giấm táo cũng có tác dụng cân bằng độ pH da, giúp làm sạch da, chăm sóc sức khỏe da tạo điều kiện để điều trị mụn nang. Giấm táo cũng có nhiều chất chống oxy hóa mang tới hiệu quả ngăn ngừa lão hóa da. Cách trị mụn nang bằng giấm táo có thể thực hiện đơn giản như sau:
– Sử dụng bông tẩy trang nhúng vào giấm táo và đắp lên vùng da mụn.
– Bạn có thể đắp 30 – 45 phút, sau đó tháo bông tẩy trang ra và giữ nguyên mặt qua một giấc ngủ buổi tối.
– Sau khi ngủ dậy, bạn nhớ rửa sạch mặt với nước lạnh.
Trị mụn nang bằng bột ngô
Bột ngô được biết đến với công dụng ngăn chặn tắc nghẽn lỗ chân lông và kiểm soát dầu nhờn trên da. Sử dụng bột ngô để trị mụn nang giúp giải quyết nguyên nhân gây mụn, từ đó loại bỏ mụn và làm sạch da. Các bước trị mụn với bột ngô như sau:
– Trộn bột ngô với nước ấm, đến khi thu được hỗn hợp sánh mịn.
– Thoa lên bề mặt da có mụn nang và đắp trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch với nước lạnh.
– Áp dụng cách này ít nhất 2 lần/tuần để phát huy tác dụng tối đa.
Trị mụn nang bằng nha đam
Nha đam được sử dụng trong nhiều sản phẩm dưỡng da, vừa có tác dụng trị mụn, vừa dưỡng ẩm cho da. Acid salicylic có trong nha đam là một dưỡng chất thường xuyên xuất hiện trong các sản phẩm trị mụn nang. Bạn thực hiện như sau:
– Lột vỏ nha đam, chỉ lấy phần ruột bên trong.
– Nghiền ruột nha đam để lấy phần gel, dùng cọ thoa gel nha đam lên vùng da có mụn.
– Sau đó, dùng ngón tay sạch để massage thật nhẹ lên da trong khoảng 30 – 60 giây.
– Thư giãn mặt trong 20 – 30 phút rồi rửa lại mặt với nước sạch, có thể thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần/tuần.
Trị mụn nang bằng dầu dừa
Dầu dừa có khả năng chống viêm, chống khuẩn, giảm tình trạng sưng đỏ thường thấy ở mụn nang. Dầu dừa cũng hỗ trợ chữa lành vết lở loét do mụn viêm gây nên. Bạn thoa dầu dừa lên trực tiếp vùng da mụn, có thể giữ nguyên đêm hoặc sau 20 – 30 phút bạn rửa mặt lại với nước lạnh.
Trị mụn nang bằng tràm trà
Tràm trà vốn là nguyên liệu lý tưởng để trị các loại mụn, trong đó có mụn nang. Tuy nhiên, tràm trà có hoạt tính khá mạnh, cần sử dụng với hàm lượng hợp lý để tránh gây kích ứng da. Đối với những bạn có mụn nang, cách sử dụng tràm trà như sau:
– Pha tràm trà với nước lọc theo tỷ lệ 1:9
– Sử dụng bông tẩy trang để nhúng tinh dầu tràm trà thoa lên phần da mụn.
– Sau 15 – 20 phút bạn rửa mặt và có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm dành cho da mụn.
Trị mụn nang bằng dưa leo
Dưa leo có tính mát, giúp bạn làm thoáng lỗ chân lông, giữ da mát mẻ, hạn chế viêm nhiễm. Sử dụng dưa leo đắp mặt rất tốt với những bạn đang có da mụn, ví dụ như mụn nang. Cách làm như sau:
– Rửa sạch 1 quả dưa leo, xay nhuyễn dưa leo với 3 thìa nước cốt chanh.
– Đắp hỗn hợp thu được lên vùng da mụn, có thể sử dụng thêm gạc y tế để giữ hỗn hợp dưa leo trên mặt.
– Sau 20 – 30 phút, bạn gỡ mặt nạ ra và rửa sạch mặt với nước lạnh.
Trị mụn nang cần lưu ý những gì?
Có một số lưu ý khi điều trị mụn nang bạn cần tuân thủ nếu muốn đạt kết quả tốt và bảo vệ sức khỏe da:
– Không tự ý đưa tay lên mụn và cạy mụn: Việc nặn mụn khi nhân chưa hoàn thiện khiến quá trình xử lý mụn sau đó trở nên khó khăn hơn. Đặt tay lên mụn hoặc cố tình nặn phần mụn đang sưng đỏ sẽ dễ gây ra viêm nhiễm hoặc lây lan.
– Không chà sát mặt khi rửa mặt sẽ gây kích ứng da mà nên massage nhẹ, xoay tròn quanh vùng mụn.
– Không sử dụng sữa rửa mặt dạng hạt, ưu tiên loại sữa rửa mặt dạng bọt.
– Sau khi làm sạch da nên chườm ngay nước ấm để lỗ chân lông giãn nở, sau đó mới sử dụng các sản phẩm trị mụn.
Cách ngăn ngừa mụn nang
Giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh hằng ngày là cách tốt nhất để phòng tránh mụn nang. Bên cạnh đó, các phương pháp ngăn ngừa mụn nang dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc da tốt hơn:
– Rửa mặt sạch 2 lần/ngày để các lỗ chân lông thông thoáng, da sạch thì các chất bụi bẩn không có cơ hội xâm nhập và gây hại cho da.
– Tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần để loại bỏ da chết, kích thích tái tạo da mới.
– Chọn loại mỹ phẩm chất lượng, phù hợp cho da.
– Luôn tẩy trang trước khi ngủ, tránh để bụi bẩn, mỹ phẩm, dầu thừa còn trên da mặt qua đêm sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
– Hạn chế ăn uống thực phẩm có nhiều đường, ưu tiên ăn trái cây, rau củ để bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất cho da.
– Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng kéo dài.
– Sử dụng kem chống nắng kiềm dầu khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh để các tia cực tím gây hại cho da.
Trị mụn nang và các câu hỏi liên quan
Mụn nang có tự hết được hay không?
Đây là dạng mụn nặng, khá nguy hiểm cho da. Nếu không chữa trị kịp thời, chủ quan để mụn tự hết, mụn có thể gây viêm nhiễm, lây lan và trở nặng hơn nhiều. Nếu có mụn nang, bạn cần chữa trị ngay để loại bỏ mụn dứt điểm, hạn chế để tình trạng mụn nặng hơn sẽ gây khó khăn và tốn kém thời gian, tài chính.
Mụn nang có để lại thâm không?
Mụn nang hoàn toàn có thể để lại vết thâm sau khi loại bỏ nhân mụn. Tùy vào tình trạng mụn, cơ địa da, chế độ ăn uống mà vết thâm có thể nặng hay nhẹ, màu đậm hoặc nhạt. Sau khi mụn biến mất, bạn cần nhanh chóng dưỡng da sau mụn, sử dụng các sản phẩm chăm sóc làm mờ vết thâm, tăng sắc tố da.
Mụn nang có nên nặn hay không?
Bác sĩ da liễu khuyên bạn không tự ý nặn mụn nang. Bởi đây là dạng mụn nặng, nếu tự ý nặn và nặn không đúng cách khiến mụn bị viêm, dễ lây sang các khu vực lân cận. Mặt khác, mụn nang có phần trọng tâm nằm phía dưới da nên không thể chỉ bằng phương pháp nặn mụn là có thể xử lý được triệt để. Chưa kể đến, nặn mụn nang còn khiến mụn sưng to, đỏ và ngứa hơn.
Mụn nang nặn bằng tay có được không?
Những người có mụn nang cần hạn chế tối đa việc đưa tay lên mặt, đặc biệt là vùng mụn. Tay của bạn đã sờ, cầm, nắm rất nhiều loại đồ vật, vi khuẩn và các chất bẩn đã dính vào bề mặt da tay. Dùng tay nặn mụn hoặc sờ vào mụn khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và càng làm tình trạng mụn nặng hơn, viêm nhiễm nhiều hơn.
Mụn nang sưng đỏ phải làm sao?
Sưng đỏ là hiện tượng bình thường của mụn nang. Mụn càng nhiều và nặng thì vùng da mụn càng sưng đỏ. Lúc này, bạn cần áp dụng các biện pháp chườm lạnh hoặc nóng để giảm sưng, sau đó mới áp dụng các sản phẩm trị mụn.