Da tay chân khô là gì?
Da tay chân khô là tình trạng khiếm khuyết hàng rào da do lớp tế bào sừng bị mất nước. Người cao tuổi có xu hướng bị da tay chân khô cao hơn người trẻ do khả năng tiết dầu và chất bôi trơn trên da tự nhiên thấp hơn người trẻ. Trường hợp da tay chân khô mức độ nhẹ có thể tự hồi phục. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày, cần áp dụng các phương pháp trị khô da tay chân thì mới có thể khắc phục được.
Da tay chân khô nguyên nhân vì sao?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến da tay chân khô, điển hình là các yếu tố sau:
– Do thời tiết: Vào những ngày trời lạnh, độ ẩm không khí thấp, da tay chân dễ bị khô hơn.
– Môi trường làm việc: Nếu bạn làm các công việc đòi hỏi phải rửa tay nhiều bằng các sản phẩm vệ sinh chứa nhiều hóa chất, như bác sĩ, công nhân, thợ làm tóc, nhân viên dọn dẹp… khiến da tay, chân phải tiếp xúc với chất kích ứng mạnh, da tay chân khô và dễ kích ứng hơn.
– Bệnh lý: Những người mắc hội chứng rối loạn tự miễn dịch như tiểu đường, lupus ban đỏ hoặc các bệnh da liễu như vẩy nến, chàm, có thể gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu ở tay và chân, dẫn đến tình trạng khô da, da bong tróc nứt nẻ.
– Tác dụng phụ của thuốc: Khi sử dụng một số loại thuốc trị bệnh có thể làm da dễ mất nước hơn, da mặt da tay chân trở nên khô rít, khó chịu.
– Thiếu hụt dinh dưỡng: Khi cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết như protein, vitamin A, B2, B3, C, D, E… có thể dẫn đến khô vùng da tay, da chân. Tùy vào chất cơ thể đang thiếu hụt mà biểu hiện khô da sẽ khác nhau.
Da tay chân khô dấu hiệu nhận biết?
Nếu gặp phải các triệu chứng sau đây, bạn đang bị khô da tay chân: Da vùng bàn tay và bàn chân khô, sưng đỏ, nứt nẻ, bong tróc và ngứa ngáy khó chịu. Trường hợp nặng, tay chân có thể rỉ máu, đau nhức khó chịu, khiến chúng ta không thể sinh hoạt và làm việc bình thường được.
Da tay chân khô có trị được hay không?
Da tay chân bị khô hoàn toàn có thể điều trị được. Thời gian và hiệu quả điều trị sẽ khác nhau tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng da khô. Tốt nhất, các bạn nên điều trị sớm để rút ngắn thời gian cũng như mức chi phí.
Cách trị da tay bị khô đơn giản hiệu quả
Để khắc phục da tay bị khô, các bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
Dùng kem dưỡng ẩm
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm cho da tay, để phục hồi và duy trì độ ẩm cần thiết cho các vùng da này. Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn 1 sản phẩm để sử dụng. Trường hợp da tay khô do thời tiết, phương pháp này rất hiệu quả.
Đeo găng tay
Nếu công việc của bạn phải thường xuyên ngâm nước, tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh, nên chuẩn bị găng tay để sử dụng trong quá trình làm việc. Các dụng cụ này sẽ bảo hộ, ngăn nước và chất tẩy rửa làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da tay, từ đó làm giảm tình trạng da tay bị khô.
Sử dụng thuốc
Trường hợp da tay bị khô quá nặng, nứt nẻ và đau nhức, các bạn nên tìm mua một số loại thuốc có tác dụng cấp ẩm và giảm đau, kích thích các vết nứt trên da phục hồi nhanh chóng. Để đảm bảo an toàn, nên liên hệ sự tư vấn từ bác sĩ để chọn mua đúng loại thuốc trị khô da tay phù hợp.
Trị khô da tay bằng dầu ô liu
Dầu ô liu là nguyên liệu thiên nhiên chữa khô da tay hiệu quả. Thành phần của dầu ô liu rất giàu vitamin E và các axit béo tự nhiên sẽ cung cấp độ ẩm cho da, phục hồi các tế bào da bị tổn thương do thiếu ẩm.
Cách thực hiện:
– Cho 3-4 muỗng dầu ô liu vào bát nước ấm, khuấy đều
– Cho tay vào ngâm trực tiếp từ 10-15 phút
– Lau tay lại bằng khăn mềm và thoa thêm 1 lớp mỏng dầu ô liu lên da tay
– Thực hiện hằng ngày để chăm sóc da tay bị khô
Trị khô da tay bằng dầu dừa và mật ong
Dầu dừa rất giàu axit béo và vitamin E sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng da đang bị tổn thương do thiếu ẩm. Trong khi đó, mật ong có tính kháng khuẩn sẽ giúp kiểm soát tình trạng viêm do da quá khô, nứt nẻ.
Cách thực hiện:
– Cho 3 muỗng dầu dừa và 1 muỗng mật ong trộn đều với nhau
– Thoa trực tiếp hỗn hợp lên da tay và để qua đêm
– Áp dụng hằng ngày để cảm nhận rõ sự thay đổi trên da tay của bạn
Trị khô da tay bằng chuối chín
Bên cạnh việc làm thức ăn, chuối chín còn có thể sử dụng làm nguyên liệu dưỡng da tay bị khô hiệu quả. Vitamin A, B, C, E và kali, kẽm, magie dồi dào trong chuối sẽ hỗ trợ dưỡng ẩm cho da tay, tẩy tế bào chết cho da hiệu quả. Chỉ sau vài tuần dưỡng da tay bằng chuối, bạn sẽ bất ngờ với làn da của mình đấy nhé.
Cách thực hiện:
– Chọn 1 quả chuối chín vừa, bóc vỏ và tán nhuyễn
– Trộn chuối cùng 1 muỗng mật ong
– Thoa lên da tay và để nguyên trong 10 phút
– Rửa tay lại với nước sạch
– Thực hiện hằng ngày
Cách trị da chân bị khô hiệu quả nhất
Với da chân, để khắc phục tình trạng khô da, hãy cân nhắc thực hiện các phương án sau đây:
Ngâm chân bằng nước cốt chanh
Trong chanh giàu vitamin C, axit citric giúp tẩy tế bào chết cho da chân. Việc này giúp da chân hấp thụ thành phần của các loại kem dưỡng ẩm tốt hơn, dần dần cải thiện tình trạng da chân bị khô.
Cách thực hiện:
– Vắt 3 quả chanh tươi vào chậu đựng khoảng 2 lít nước ấm, khuấy đều
– Rửa chân sạch, cho chân vào chậu nước cốt chanh ngâm khoảng 10-15 phút
– Sau khi ngâm chân, lau khô chân bằng khăn mềm và sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho da chân phù hợp
– Thực hiện 2 lần/tuần
Cách trị da chân khô bằng dầu tràm trà
Dầu tràm trà từ lâu đã được sử dụng để sát trùng vết thương, làm dịu da, hỗ trợ các vết thương nhanh lành hơn. Những ai bị khô da chân mức độ nặng, gót chân nứt nẻ có thể áp dụng cách trị da chân khô bằng dầu tràm trà theo các bước sau đây:
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị 1 chậu nước ấm
– Cho vào chậu vài giọt tinh dầu tràm trà, khuấy đều
– Chân rửa sạch, cho vào chậu ngâm khoảng 15 phút
– Sau đó lau khô chân bằng khăn mềm và sử dụng kem dưỡng ẩm
– Thực hiện 3-4 lần mỗi tuần
Trị da chân khô bằng giấm táo
Đôi chân vào mùa đông thường đi giày tất thường xuyên nên dễ bị thiếu oxy và vi khuẩn phát triển, dẫn đến khô da. Thành phần giấm táo có thể giúp loại bỏ vi khuẩn, làm mềm da và đẩy lùi mùi hôi chân hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị nước ấm và giấm táo theo tỉ lệ 4: 1, các bạn nên chuẩn bị khoảng 2 lít nước và 0.5 lít giấm táo
– Trộn đều nước và giấm táo, sau đó cho chân vào ngâm
– Sau khi ngâm chân xong, dùng đá bọt chà nhẹ gót chân rồi lau khô bằng khăn mềm
– Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho da chân
Trị da chân khô bằng hoa cúc
Hoa cúc có khả năng làm dịu da, giảm da khô ráp và dễ kích ứng. Nguyên liệu này còn có các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi các yếu tố tác động từ môi trường.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị 1 chậu nước ấm, cho 1 nắm hoa cúc sấy khô vào, để khoảng 15-20 phút để các tinh chất trong hoa cúc hòa tan và nước
– Ngâm chân trong chậu nước hoa cúc 20 phút
– Lau chân khô và sử dụng kem dưỡng ẩm cho da chân
– Áp dụng 3-4 lần mỗi tuần
Trị da chân khô bằng dầu thầu dầu
Thành phần của dầu thầu dầu chứa nhiều chất béo trung tính có khả năng phục hồi da, dưỡng ẩm và làm dịu da, ngăn ngừa tình trạng da khô tiến triển nặng làm da chân xuất hiện các vết nứt nẻ.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị 1 chậu nước ấm vừa đủ để ngâm chân
– Cho vào chậu 5 muỗng dầu thầm dầu, khuấy đều
– Cho chân vào chậu ngâm khoảng 15 phút
– Sử dụng đá bọt để chà gót chân, loại bỏ tế bào da chết
– Lau khô chân và sử dụng kem dưỡng ẩm
Trị da tay chân bị khô cần lưu ý những gì?
Trị da tay chân bị khô cần chú ý các vấn đề sau đây:
– Trước khi bắt đầu áp dụng phương pháp trị da tay chân, cần xác định được chính xác nguyên nhân da tay chân mình bị khô là gì.
– Với các phương pháp chăm sóc da tay chân bằng nguyên liệu tự nhiên cần áp dụng trong vài tuần mới nhận thấy tác dụng.
– Chú ý chống nắng cho da tay, chân bằng sản phẩm chống nắng phù hợp. Việc sử dụng các loại kem dưỡng hay ngâm chân có thể khiến da dễ bắt nắng và đen sạm hơn.
– Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da khỏe mạnh như: protein, vitamin A, B2, B3, C, D, E để dưỡng ẩm từ bên trong cho làn da của bạn.
– Cân nhắc việc liên hệ bác sĩ nếu thấy các phương pháp trị khô da tay chân đã áp dụng không mang đến hiệu quả như mong đợi.
Cách ngăn ngừa da tay chân bị khô nứt nẻ
Để phòng ngừa tình trạng da tay, chân bị khô, cần áp dụng các biện pháp sau đây:
– Trường hợp thời tiết đang vào mùa lạnh hanh khô hay đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp xúc với nước, hóa chất tẩy rửa, bạn nên trang bị cho mình một loại kem dưỡng ẩm ở bên mình để có thể thoa kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày.
– Hạn chế sử dụng máy sấy tay ở mức nhiệt độ cao vì nó cũng có thể làm khô da tay.
– Luôn đeo găng tay hoặc ủng khi làm việc. Các bạn có thể lựa chọn găng tay cao su, găng tay vải tùy vào đặc thù công việc của mình.