Da bị cháy nắng là gì?
Da cháy nắng là một dạng phản ứng viêm của da khi chịu các tác hại của bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Phản ứng này diễn ra ở lớp ngoài cùng của da. Cháy nắng tạo ra những vết tổn thương như da bỏng, nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến da lão hóa, thậm chí nặng hơn là ung thư da. Cháy nắng trên da có thể điều trị được bằng nhiều phương pháp, trong đó có các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên.
Da cháy nắng được phân loại dựa trên mức độ tổn thương da, phổ biến nhất ở 2 dạng:
– Cháy nắng cấp 1: Da bị tổn thương lớp ngoài cùng, có thể tự lành sau vài ngày hoặc 1 – 2 tuần.
– Cháy nắng cấp 2: Da bị tổn thương lớp hạ bì, có thể gây phồng rộp và mất vài tuần để có thể chữa trị, đôi khi cần điều trị y tế.
Một số trường hợp có thể cháy nắng cấp độ 3, tuy nhiên rất hiếm khi có loại cháy nắng này. Những người bị cháy nắng cấp độ 3 có thể bị tổn thương toàn bộ các lớp da, phá hủy đầu dây thần kinh và chắc chắn cần điều trị khẩn cấp tại các cơ sở y tế.
Dấu hiệu nhận biết da bị cháy nắng
Dấu hiệu cháy nắng có sự khác nhau giữa những người bị khác cấp độ, cụ thể như sau:
Cháy nắng cấp 1:
– Đỏ da, cảm thấy vùng da cháy bị căng cứng và nóng ran.
– Phồng rộp da.
– Da bị sưng tấy.
– Da bị bong tróc sau vài ngày bị cháy nắng.
– Một số biểu hiện tới cơ thể như: Mệt mỏi, buồn nôn, lo lắng, đau đầu…
Cháy nắng cấp 2:
– Da đỏ nặng, có thể hơi ướt.
– Phồng rộng và sưng tấy trên một vùng da rộng.
– Đau phần da bị cháy nắng.
– Bên trong có thể nổi các vệt hoặc khoanh tròn màu trắng.
– Cơ thể kiệt sức, chóng mặt, thở nhanh, sốt, chuột rút, đau đầu, buồn nôn…
Vì sao da bị cháy nắng?
Nguyên nhân chủ yếu khiến da bị cháy nắng là do tác hại của tia cực tím khi chiếu trực tiếp vào da. Cả hai loại tia UVA và UVB đều có thể gây cháy nắng cho da. Trên thực tế, khả năng bị cháy nắng tùy thuộc vào:
– Lượng thời gian da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
– Thuốc kháng sinh bạn đang sử dụng như các loại retinoids, thuốc cho tim, thuốc lợi tiểu, thuốc chống viêm không steroid, doxycycline, bactrim…
– Cường độ tia UV ảnh hưởng bởi thời gian bạn tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong ngày. Mặt trời thay đổi theo mùa, thời gian trong ngày và vị trí địa lý. Chỉ số UV cao đồng nghĩa với da không được bảo vệ sẽ bị cháy nắng nhanh hơn hoặc nghiêm trọng hơn. Nhưng ngay cả khi chỉ số này thấp, rủi ro vẫn còn. Bạn có thể bị cháy nắng vào một ngày u ám bởi có tới 80% tia UV xuyên qua đám mây.
– Sự suy giảm tầng ozon tùy vào vị trí bạn sinh sống.
– Loại da, sắc tố da của mỗi người cũng ảnh hưởng đến khả năng cháy nắng da.
Da bị cháy nắng có trị được hay không?
Các mảng da bị cháy nắng thường tự biến mất trong vòng vài ngày đến 1 – 2 tuần tùy vào tình trạng nặng, nhẹ. Tuy nhiên, bạn có thể rút ngắn thời gian này bằng cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có tác dụng điều trị cháy nắng. Ngay khi da có dấu hiệu cháy nắng, bạn áp dụng ngay các phương pháp này sẽ nhanh chóng làm giảm triệu chứng cháy nắng da, đồng thời sớm làm dịu da để da trở lại mịn màng như ban đầu.
Cách trị da bị cháy nắng hiệu quả?
Trị da bị cháy nắng bằng dưa leo
Dưa leo có một số lượng lớn là nước, giúp cấp ẩm tức thì cho da, làm dịu phần da bị cháy nắng. Qua đó, da được làm mát, giảm các triệu chứng cháy nắng trên da. Để trị cháy nắng bằng dưa leo, bạn có thể cắt dưa leo thành từng khoanh mỏng rồi đắp lên vùng da bị cháy nắng. Hoặc một cách khác là bạn xay nhuyễn dưa leo rồi đắp lên vùng da bị cháy nắng. Mỗi lần đắp dưa leo khoảng 15 – 20 phút là được.
Trị da bị cháy nắng bằng giấm
Giấm là một nguyên liệu quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Bạn có thể sử dụng giấm trực tiếp lên da hoặc pha loãng giấm với một chút nước lọc để làm loãng nồng độ axit trong giấm. Bạn nhúng bông tẩy trang vào nước giấm, đắp hoặc thoa nhẹ lên vùng da cháy nắng. Hoặc bạn cũng có thể cho giấm vào bình xịt phun sương, sau đó xịt lên da đang bị cháy nắng. Sau khoảng 15 phút, bạn rửa lại da với nước mát.
Trị da bị cháy nắng bằng sữa tươi
Sữa tươi chứa một lượng vitamin và khoáng chất tốt cho da như vitamin B, D, canxi, và cả axit lactic. Những dưỡng chất này có tác dụng phục hồi da hư tổn, làm dịu da cháy nắng và cũng có hiệu quả làm mềm da. Bạn nên chọn sữa tươi không đường để đảm bảo các chất tối ưu cho da. Có hai cách để trị da cháy nắng bằng sữa tươi:
Đổ sữa tươi không đường vào bồn tắm rồi ngâm mình khoảng 15 – 20 phút.
Dùng một chiếc khăn mỏng thấm sữa tươi không đường rồi đắp lên vùng da bị cháy nắng, sau đó dùng tay sạch để massage nhẹ nhàng, tắm sạch sau 15 – 20 phút.
Trị da bị cháy nắng bằng cà chua
Nếu bạn bị cháy nắng, bạn có thể làm dịu da nhanh chóng bằng cách chà xát nhẹ các khoanh cà chua lên da. Bởi trong cà chua có hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt là vitamin C giúp kháng khuẩn, làm căng da, phục hồi làn da đang bị tổn thương. Sử dụng cà chua trên da còn mang tới tác dụng kích thích sản xuất collagen cho da đàn hồi và săn chắc hơn. Bạn có thể cắt cà chua thành từng khoanh mỏng rồi thoa lên da, hoặc xay nhuyễn cà chua đắp lên da cháy nắng trong 15 – 20 phút.
Trị da bị cháy nắng bằng lòng trắng trứng
Hàm lượng protein dồi dào trong lòng trắng trứng góp phần xây dựng cấu trúc da, làm giảm khả năng tổn thương da do cháy nắng. Lòng trắng trứng là nguyên liệu chăm sóc da quen thuộc tại nhà, giúp dịu da đáng kể. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng 1 lòng trắng trứng để massage nhẹ nhàng vùng da cháy nắng. Sau thời gian thư giãn 15 phút, bạn rửa sạch da với nước mát. Lòng trắng trứng cũng có thể kết hợp cùng mật ong, chanh, sữa chua… để tăng khả năng trị da bị cháy nắng.
Trị da bị cháy nắng bằng yến mạch
Bột yến mạch có tác dụng làm sạch da, se da nhanh chóng nên có thể sử dụng để điều trị các triệu chứng cháy nắng. Tùy vào vùng da cháy nắng rộng hay không mà bạn chuẩn bị lượng bột yến mạch phù hợp. Bạn pha bột yến mạch với nước ấm, đến khi thu được hỗn hợp đặc mịn. Hoặc bạn có thể trộn bột yến mạch với lòng trắng trứng, sau đó thoa hỗn hợp lên da đang bị cháy nắng. Bột yến mạch để khô tự nhiên trên da trong khoảng 20 phút, sau đó bạn rửa lại bằng nước mát.
Trị da bị cháy nắng bằng trà xanh
Trà xanh chứa một lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp da đàn hồi và săn chắc tốt hơn. Đối với làn da bị cháy nắng, việc sử dụng trà xanh trên da giúp bạn làm dịu nhanh chóng và sớm đưa da trở về trạng thái bình thường. Nếu sử dụng lá trà, bạn đun một lượng trà vừa phải, chắt lấy nước rồi phun lên da. Nếu sử dụng bột trà, bạn pha bột với nước ấm để thu được hỗn hợp dạng sệt, sau đó dùng để massage trên da cháy nắng trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch.
Trị da bị cháy nắng bằng mật ong
Mật ong là một loại dưỡng chất quen thuộc trong làm đẹp, chăm sóc da. Mật ong có tính kháng viêm và cấp ẩm rất tốt cho da, giúp da nhanh chóng lấy lại độ ẩm tự nhiên. Mật ong có thể trị tình trạng cháy nắng cho da bằng cách sử dụng một lượng mật ong nguyên chất để massage. Một cách khác là bạn pha mật ong với nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:1, dùng hỗn hợp này để massage phần da bị cháy nắng cũng mang lại hiệu quả phục hồi da rất tốt.
Trị da bị cháy nắng bằng bột ngô
Bột ngô không chỉ dùng như một loại thực phẩm mà còn có thể chăm sóc da rất tốt. Đối với trường hợp da bị cháy nắng, bạn hòa tan bột ngô trong nước rồi ngâm mình 20 – 30 phút. Hoặc bạn trộn 1/2 bát bột ngô với 1/2 cốc baking soda, thêm chút nước ấm rồi trộn đều để thu được hỗn hợp dạng sệt. Bạn đắp hỗn hợp này lên những chỗ da bị cháy nắng, thư giãn trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch là được.
Trị da bị cháy nắng bằng nha đam
Nha đam có tác dụng cấp ẩm cho da rất tốt, đồng thời hỗ trợ giải quyết các tổn thương trên da như cháy nắng. Những bạn bị cháy nắng có thể sử dụng nha đam để điều trị triệu chứng như sau:
– Lột bỏ vỏ 1 – 2 nhánh nha đam tươi, ngâm phần gel nha đam trong nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa lại với nước lạnh cho bớt nhớt.
– Dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng, hoặc bạn xay nhuyễn gel nha đam và đắp lên da.
– Thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút rồi bạn rửa sạch da với nước mát.
Trị da bị cháy nắng cần lưu ý những gì?
Một số lưu ý nhỏ giúp quá trình trị da bị cháy nắng diễn ra thuận lợi, rút ngắn thời gian điều trị như sau:
– Hạn chế sử dụng mỹ phẩm trên vùng da bị cháy nắng.
– Không tẩy tế bào chết những phần da đang chịu ảnh hưởng.
– Che chắn da cẩn thận hoặc sử dụng kem chống nắng lành tính, dịu nhẹ khi ra đường vào ban ngà.
– Không mặc quần áo chật khiến vùng da cháy nắng bị cọ xát, dẫn đến tình trạng da xấu đi.
– Không sử dụng các loại kem dưỡng có cồn.
– Áp dụng các biện pháp trị da cháy nắng ngay khi nhận thấy triệu chứng rõ rệt của tình trạng này.
– Làm dịu da ngay khi vừa tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu bằng cách sử dụng vòi hoa sen làm mát da.
– Nếu da bị phồng rộp, hãy chờ các vết rộp xẹp xuống rồi mới sử dụng các sản phẩm trị cháy nắng này.
Cách ngăn ngừa và chăm sóc da bị cháy nắng
– Luôn thoa kem chống nắng khi ra đường ban ngày để chống lại tác động gây hại của tia UV.
– Tránh tắm nắng quá lâu.
– Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10h đến 16h vì đây là khung giờ tia UV mạnh nhất.
– Sử dụng kính râm có tác dụng lọc tia UV.
– Mang mũ, nón, áo khoác, khẩu trang… khi có ý định ra nắng.
– Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo da được cấp ẩm đúng cách.
– Cân nhắc khi sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc làm nóng người.