Mụn sưng viêm là gì?
Mụn sưng viêm là tình trạng mụn trứng cá nặng nổi lên do sư phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn sinh mụn C.acnes và phản ứng viêm của cơ thể. Loại mụn này có kích thước 5-10mm. Xung quanh nốt mụn, vùng da thường chuyển sang màu đỏ với lớp da mỏng và nhạy cảm, đi kèm cảm giác nóng đỏ, sưng tấy, đau nhức khi chạm vào.
Thông thường khi gặp tình trạng sưng viêm này thường xuất hiện nhiều ở má, trán, mũi và cằm,… Bạn không nên nặn mụn vì sẽ khiến tình trạng mụn thêm trầm trọng và có nguy cơ lây nhiễm sang vùng da khác.
Nhận diện mụn sưng viêm?
Mụn sưng viêm có thể dễ dàng nhận biết bởi cảm giác sưng, nóng, đỏ, đau khi chạm vào. Ngoài ra, mụn viêm sưng có nhiều biến thể khác nhau tùy vào kích thước và hình thái mụn như hình minh họa bên dưới.
Dựa vào sự phát triển của nhân mụn, mức độ viêm và đường kính nốt mụn, mụn viêm sưng được chia ra thành các dạng:
- Mụn sưng viêm không nhân: Đối với các vết mụn đỏ mới, kích thước mụn khá nhỏ, nốt mụn thường có màu đỏ, nổi sần trên bề mặt da và không có mủ, sau vài ngày sẽ trồi đầu mủ trắng hoặc vàng lên, sờ thấy đau nhức.
- Mụn viêm sưng có chứa mủ: Nốt mụn viêm đỏ, sưng to, kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu. Viền viêm đỏ tấy ở các vùng xung quanh đầu mụn, bên trong chứa mủ màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng.
- Mụn sưng viêm bọc lớn: Mức độ viêm nặng hơn so với mụn mủ. Đặc trưng bởi nốt mụn lớn, viêm đỏ, sưng to, cứng và gây đau và ứ mủ trắng ở bên trong. Ở mức độ này, mụn có thể để lại sẹo thâm, sẹo rỗ (lõm) nếu điều trị và chăm sóc không đúng cách.
- Mụn viêm dạng nang, cục: Tình trạng viêm nhiễm ăn sâu vào da, tạo thành một ổ mủ gây đau nhức, khó chịu với những tổn thương lớn, nhô lên khỏi bề mặt da. Một số trường hợp còn chứa tới 2 – 3 nhân mụn trong một bọc. Khi sờ mụn có thể cứng, chắc hoặc mềm tùy theo thành phần chất chứa bên trong là dịch, chất bã hay mủ. Đây cũng là loại mụn nặng và nguy cơ gây sẹo rỗ (lõm) rất cao.
Cơ chế gây sưng mụn
Mụn sưng viêm gây nên bởi quá trình viêm với sự tham gia của vi khuẩn C.Acnes. Ban đầu mụn xuất hiện do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây bít tắc lỗ chân lông, kết hợp với tế bào chết và bụi bẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn C.Acnes phát triển gây ra phản ứng viêm, có thể đi kèm với một số biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau.
Nguyên nhân gây mụn sưng viêm
Mụn sưng viêm có thể phát sinh do nhiều yếu tố phức tạp, tùy từng người, từng tình trạng mụn mà có những nguyên nhân và yếu tố tác động khác nhau.
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây mụn viêm sưng thêm trầm trọng:
- Di truyền: Có ảnh hưởng rõ rệt đến mụn. Thống kê cho thấy cứ 100 người bị mụn thì có 50% có tiền sử gia đình.
- Thời tiết: Khí hậu nóng ẩm, hanh khô là nguyên nhân khiến bã nhờn tiết ra nhiều hơn và da dễ sinh mụn/ khiến mụn trầm trọng hơn.
- Yếu tố nghề nghiệp, môi trường khói bụi, ô nhiễm, hóa chất, dầu mỡ, tiếp xúc nhiều với ánh nắng… có nguy cơ bị mụn rất cao.
- Thức khuya, lo âu căng thẳng, chế độ ăn uống quá nhiều thức ăn có chỉ số đường cao, sữa và các sản phẩm từ sữa động vật,… có thể kích thích cơ thể sản sinh một số chất gây mụn.
- Các bệnh nội tiết: Một số bệnh lý như Cushing (bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát), bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang… làm tăng mức độ bị mụn.
- Thuốc: Một số thuốc làm tăng trứng cá, phổ biến nhất là corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, androgen (testosteron), lithium…
- Một số nguyên nhân chủ quan: Vệ sinh da mặt, chà xát, cạy nặn mụn không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm… cũng là nguyên nhân gây mụn.
Hậu quả khi không trị mụn sưng viêm sớm
- Nếu không điều trị mụn viêm sưng sớm mụn có thể gây tổn thương cấu trúc da và có nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ (lõm) khó điều trị.
- Tốn kém chi phí điều trị vì mụn bản chất là mãn tính và dai dẳng. Đặc biệt, chi phí điều trị sẹo cũng rất lớn và khó có thể hiệu quả 100%.
- Khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt, gây cảm giác đau nhức, khó chịu gây ra bởi mụn sưng viêm khiến cho việc sinh hoạt trở nên khó khăn. Một số mụn viêm các tình có thể gây cơn sốt, mệt mỏi.
- Ảnh hưởng tâm lý: Mụn viêm sưng gây ra tình trạng stress ở không ít người, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì, ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp, học tập và đời sống hàng ngày
Cách làm giảm mụn viêm sưng an toàn tại nhà
Có nhiều cách làm giảm mụn sưng tại nhà bằng những nguyên liệu dễ kiếm và rất đơn giản. O2 SKIN giới thiệu đến bạn 2 cách giảm sưng mụn bằng đá lạnh và tinh dầu tràm trà.
Cách giảm sưng mụn hiệu quả bằng đá lạnh
Chườm đá rất hiệu quả trong việc làm giảm các nốt mụn sưng như mụn bọc, mụn viêm. Sử dụng một miếng vải bọc vài viên nước đá và đặt lên vùng da bị mụn. Để trong một vài phút. Lặp lại cho đến khi mẩn đỏ giảm dần. Khi sử dụng phương pháp này bạn phải chú ý chườm nhẹ nhàng và tránh làm vỡ các đốm mụn mủ, lây lan vi khuẩn cho các vùng da xung quanh.
Cách giảm sưng mụn bằng tinh dầu tràm trà (Tea Tree Oil)
Được khoa học chứng minh có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, giúp hỗ trợ trị mụn hiệu quả, sưng viêm và ngăn ngừa mụn. Do đó thành phần này thường có mặt trong các sản phẩm trị mụn viêm, mụn mủ, … Bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm trà 2-3 lần/ ngày vào vùng ổ mụn viêm, đau đỏ để cắt cơn viêm, giúp giảm sưng đau, xẹp nhanh và khô cồi mụn 4-7 ngày.
Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng phương pháp này với các trường hợp nhẹ (mụn viêm sưng không nhân). Với các trường hợp sưng viêm mụn nặng (mụn bọc nặng, mụn nang, cục) dai dẳng, phức tạp hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi áp dụng lên da.
Cách làm giảm mụn viêm sưng tại các cơ sở y khoa
Để việc điều trị mụn sưng viêm hiệu quả nhanh chóng hơn, bạn có thể kết hợp với việc sử dụng các loại bôi ngoài da. Đây là phương pháp phù hợp nếu như làn da của bạn đang thuộc tình trạng mụn mủ, mụn bọc ở cấp độ nhẹ.
Cách trị mụn sưng đỏ bằng thuốc bôi
- Benzoyl peroxide: Đây là thuốc có tác dụng diệt khuẩn được sử dụng trong điều trị mụn, đặc biệt là mụn viêm. Trong trường hợp mụn viêm nặng, bác sĩ sẽ có thể kết hợp với kháng sinh để tối ưu hiệu quả trị mụn. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như kích thích da, khô da, bong tróc da.
- Salicylic acid: Hoạt chất thuộc nhóm BHA có thể tan trong dầu, làm sạch lỗ chân lông. Đồng thời với công dụng kháng viêm, giảm ngứa, hay đau rát do mụn viêm sưng gây ra. Đây là hoạt chất hay xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc da mụn.
- Retinoids: Hoạt chất này được khuyên dùng đối với tình trạng mụn đỏ, mụn ẩn,… bởi công dụng giảm sưng tấy, làm thông thoáng lỗ chân lông, làm sạch bề mặt da. Qua việc làm bong tróc các tế bào chết, Retinoids còn giúp se khít lỗ chân lông, thúc đẩy da tái tạo tế bào da mới và hỗ trợ làm mờ thâm hiệu quả.
Lưu ý khi dùng Retinoids để điều trị mụn sưng đỏ: Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy bắt đầu với liều lượng thấp hơn. Tần suất sử dụng chỉ nên là 2-3 lần / tuần vào buổi tối trong những tuần đầu. Nếu bạn không gặp tác dụng phụ, bạn có thể tăng liều sau đó. Khi ra ngoài, hãy nhớ sử dụng kem chống nắng cho da dầu mụn để bảo vệ da.
- Tazarotene (Tazorac): Hoạt chất được khuyên dùng để trị mụn đỏ có nhân hoặc không nhân, kiểm soát bã nhờn hiệu quả. Bạn sử dụng sản phẩm để chấm, thoa lên các vùng da bị mụn một lần mỗi ngày. Có 2 dạng tồn tại là gel thoa và thuốc bột (0.1%).
- Thuốc bôi chứa kháng sinh (Erythromycin, Clindamycin,..): Loại thuốc này có thể hỗ trợ hiệu quả với các loại mụn bọc, sưng đỏ, loại bỏ chất bã nhờn, giúp kháng viêm, kháng khuẩn cho da, làm cho đầu mụn nhanh chóng khô và rụng, đồng thời tái tạo da bị thâm do mụn để lại hiệu quả, trả lại làn da mịn màng và tươi sáng hơn.
Trị mụn sưng đỏ bằng thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ
Trường hợp tình trạng mụn viêm sưng nặng, khó kiểm soát và gây đau nhức, Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng các dạng thuốc uống như:
- Nhóm thuốc kháng sinh (Tetracycline, Minocycline, Clindamycin, Isotretinoin…): Đây là những loại thuốc kháng sinh trị mụn dạng viên uống rất phổ biến. Có tác dụng ức chế vi khuẩn và khiến chúng bị tiêu diệt, hạn chế quá trình sản sinh bã nhờn nhờ đó tình trạng sưng viêm mụn sẽ được cải thiện nhanh chóng.
- Thuốc tránh thai (dành cho nữ): Thường được dùng để điều trị mụn trứng cá và cải thiện mụn viêm sưng cho một số đối tượng bị mụn do nguyên nhân thay đổi hormone. Trong viên tránh thai (dùng hàng ngày) thường chứa kết hợp cả estrogen và progesterone (hai loại hormone nữ) giúp giảm lượng hormone androgen trong cơ thể, nhờ vậy giảm tiết bã nhờn và cải thiện hiệu quả tình trạng mụn.
- Nhóm thuốc chống androgen (dành cho nữ): Có tác dụng điều trị mụn bọc do sự thay đổi nồng độ androgen cao bất thường. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thì một đợt điều trị ít nhất 3 tháng và cần lưu ý dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đặc biệt là với các đối tượng như phụ nữ có thai và đang cho con bú càng cần cẩn trọng để tránh gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.