Cảnh báo giá tăng biến chứng tiêm filler má
Có thể khẳng định rằng tiêm filler đang là một trong những dịch vụ thẩm mỹ hot nhất, được khách hàng trẻ yêu thích và lựa chọn nhiều nhất. Phương pháp có thể giúp chúng ta trẻ hoá da một cách hiệu quả thông qua khả năng làm đầy và tạo đường nét tự nhiên cho gương mặt. Đặc biệt, filler được đánh giá mang lại hiệu quả ngay lập tức mà không hề tác động dao kéo, không mất thời gian nghỉ dưỡng. Chính vì những điều này mà hiện đang có một xu hướng làm đẹp bằng filler.
Tuy nhiên, bên cạnh các dịch vụ tiêm filler chất lượng có độ an toàn cao thì vẫn tồn tại những dịch vụ filler kém chất lượng. Và chỉ trong 3 tháng đầu năm 2022, phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà đã phải tiếp nhận và điều trị cho hàng chục ca biến chứng liên quan đến việc sử dụng chất làm đầy. Trong đó, biến chứng tiêm filler má chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
Tự ý mua và tiêm filler má tại nhà
Bệnh nhân tên Hoàng Thị Hương (22 tuổi – Hà Nội) tới thăm khám trong tình trạng một bên má bị sưng phù, bên con lại xuất hiện tình trạng lổn nhổn cục cứng. Khi được hỏi bệnh nhân có cho biết mình vừa tự tiêm filler tại nhà do được một người bạn làm “bác sĩ” hướng dẫn từ xa. Sản phẩm cũng được người này cung cấp nhưng chỉ là một lọ chiết không tem mác. Sau 3 ngày tiêm filler thì má bị như vậy nên bệnh nhân đi thăm khám ngay.
Bác sĩ kết luận tình trạng này là do tiêm filler với lượng quá nhiều, dùng sản phẩm kém chất lượng và thao tác tiêm không đều khiến filler không thể định hình. Xử lý bằng cách tiêm giải filler ngay lập tức.
Lạm dụng filler dẫn đến biến chứng
Bệnh nhân tên Hà Kiều Anh (25 tuổi – Thái Bình) tới thăm khám trong tình trạng hai bên má bị sưng đau, bầm tím và đặc biệt là phần mắt trái bị giảm thị lực. Trước đó 2 ngày bệnh nhân có sử dụng dịch vụ tiêm filler má baby tại một Spa của người quên. Tổng lượng filler được sử dụng cho mỗi bên má là 11cc với giá chỉ 2 triệu đồng.
Sau khi kiểm tra các bác sĩ xác định đây là biến chứng tiêm filler má nguy hiểm nhất với dấu hiệu filler đi vào mạch máu. Thực hiện siêu âm vùng má để xem filler ảnh hưởng đến vùng da nào và tiến hành tiêm tan filler ngay.
Hoại tử má, tiết dịch và chảy mủ
Bênh nhân H.M.H (28 tuổi) cũng hoảng hốt đến gặp bác sĩ với tình trạng hai bên má có dấu hiệu tiết dịch mủ và tình trạng đau nhức khó chịu. Một phần tổ chức bị hoại tử. Sau khi khai thác thông tin bác sĩ được biết trước đó khoảng 6 tháng bệnh nhân có tiêm filler làm đầy má và hiện giờ biến chứng muộn với xảy ra. Bệnh nhân cũng không thể cung cấp thông tin sản phẩm filler mà mình đã dùng trước đó…
Đây mới chỉ là rất ít ca biến chứng tiêm filler má mà Dr.thaiha phải hỗ trợ xử lý trong thời gian qua. Điều này nói nên một thực tế tiêm filler không phải là một thủ thuật thẩm mỹ đơn giản như những gì chúng ta nhìn thấy. Nếu không hiểu đúng về filler và không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì mọi chuyện sẽ thật khó lường.
Biến chứng tiêm filler má gồm những gì?
Chỉ khoảng 2% số ca tiêm filler gặp biến chứng. Mặc dù con số này là rất nhỏ nhưng chúng ta vẫn cần đề phòng bởi chính sức khoẻ và tính mạng của mình. Các biến chứng tiêm filler nói chung và filler má thường rất đa dạng. Nó có thể xuất hiện sớm hoặc xuất hiện muộn và khó có thể lường trường.
Các triệu chứng bất thường mà bạn có thể gặp phải sau tiêm filler gồm:
Biến chứng tức thì
Các biến chứng tức thì thường xảy ra tại thời điểm tiêm filler hoặc ngay sau khi thủ thuật hoàn thành một vài ngày. Đây có thể chỉ là một tác dụng phụ của filler và tỷ lệ gặp phải thường cao hơn. Với các biến chứng này bạn không cần quá lo lắng bởi việc phát hiện và xử lý cũng khá dễ dàng. Các vấn đề có thể xảy ra gồm:
- Đau tại chỗ
- Sốc phản vệ
- Sưng, bầm tím
- Bất đối xứng, lổn nhổn
- Ban dạng trứng cá
- Viêm nhiễm: tái hoạt herpes
Biến chứng muộn của filler
Các biến chứng tiêm filler má muộn thường khó kiểm soát hơn rất nhiều. Nó có thể xảy ra xảy ra sau một vài ngày, một vài tuần và có thể là cả năm. Biến chứng muộn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, cuộc sống của con người. Do đó, cần phát hiện sớm và có các giải pháp can thiệp phù hợp nhất.
- Tắc mạch/hoại tử
- Phản ứng hạt
- Di chuyển chất làm đầy gây biến dạng
- Áp xe vô khuẩn
- Giãn mạch hay teo mỡ
- Sẹo quá phát
Nguyên nhân gây biến chứng tiêm filler má là gì?
Filler đã được FDA chứng nhận về độ an toàn và hiệu quả. Sản phẩm cũng được BYT cho phép nhập khẩu và lưu hành công khai. Vậy tại sao khi tiêm filler má vẫn có biến chứng xảy ra? Đây chính là câu hỏi được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm và muốn có câu trả lời.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, chúng ta không thể phủ nhận những hiệu quả tích cực mà filler mang lại. Tuy nhiên, chính việc không hiểu rõ về filler, không có mục đích thẩm mỹ rõ ràng sẽ khiến cho chúng ta làm đẹp sai hương. Và cũng từ đây là biến chứng tiêm filler má có thể xuất hiện, ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của bạn.
Một số nguyên nhân gây biến chứng tiêm filler má mà bạn cần chú ý gồm:
Lạm dụng filler trong thẩm mỹ
Nhiều người cho rằng filler tiêm nhiều sẽ đẹp nhưng sự thật thì ngược lại. Việc lạm dụng filler có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhẹ thì biến dạng gương mặt do tràn filler và nặng hơn sẽ là tình trạng chèn, tắc mạch máu.
Với vùng mặt má, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo chỉ nên dùng từ 1-4cc cho mỗi bên. Không nên dùng quá nhiều để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ an toàn của thủ thuật.
Tiêm filler không đúng kỹ thuật
Biến chứng tiêm filler má sẽ xảy ra nếu như quy trình tiêm không đạt chuẩn. Đáng chú ý là các lý do sau:
- Tiêm filler không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, tự ý tiêm filler tại nhà hoặc lựa chọn người tiêm không được đào tạo bài bản.
- Tiêm không đúng vị trí, không đúng lớp. Tiêm quá gần các mạch máu hoặc trực tiếp đưa filler vào mạch máu gây biến chứng tiêm filler má.
- Tiêm filler với tốc độ nhanh và không đều tay khiến cho filler bị tràn hoặc da bị lổn nhổn, nổi u cục.
- Không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn khi thực hiện tiêm filler làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng sau điều trị…