Móng và vai trò của móng

Da, tóc và móng là 3 yếu tố làm nên nét đẹp bên ngoài của con người. Tuy nhiên, hiện có rất ít người để ý đến việc chăm sóc móng tay, móng chân của mình. Thậm chí, có nhiều người có các dấu hiệu bệnh ở móng như nấm móng cũng không điều trị bởi họ cho rằng móng là bộ phận dư thừa trên cơ thể và nên cắt bỏ.

Tuy nhiên, các bác sĩ lại cho biết móng là một dạng biến đổi của da, được cấu tạo bởi một lớp keratin cứng chắc phát triển từ biểu bì phần mặt lưng của các ngón tay và ngón chân. Ngoài chức năng thẩm mỹ, móng còn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi khỏi bị tổn thương.

Các móng chân móng tay cũng góp phần tăng độ nhạy cảm ở tứ chi. Đồng thời, dựa vào hình dạng, màu sắc của móng chân móng tay chúng ta cũng phần nào nhận biết được sức khỏe của bản thân của tốt hay không. Móng tăng trưởng theo thời gian và cần được chăm sóc, giữ vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày.

Thành phần của móng gồm nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là keratin. Bản thân Keratin (chất sừng) là 1 loại protein có cấu trúc dạng sợi, là vật liệu cấu trúc quan trọng tạo nên những lớp bên ngoài của da người, cũng là thành phần chính của tóc và móng tay. Do đó, đây có thể được xem là bộ phận rắn nhất trên cơ thể.

Xét về cấu trúc, một móng của con người được chia thành 3 lớp sau”

– Đĩa móng hay bản móng là phần ngoài, có thể nhìn thấy được của móng và phần này phát triển suốt đời có màu hồng với nhiều mạch máu nuôi móng ở bên dưới.

– Giường móng là phần mô mềm nằm bên dưới đĩa móng, có chứa nhiều mạch máu nhỏ giúp cho móng có màu hồng.

– Mầm móng  được coi là phần “rễ”, tập trung các mạch máu, chịu trách nhiệm nâng đỡ và phát triển móng.

Mỗi ngày một móng sẽ mọc dài thêm khoảng từ 0,1-0,15 mm. Móng tay sẽ phát triển nhanh hơn móng chân. Độ cứng của móng giữa mỗi người là khác nhau và có ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như độ tuổi, tính chất công việc hay ảnh hưởng từ việc chăm sóc móng, chế độ dinh dưỡng và điều kiện thời tiết.

Mọi bất thường ở móng đều có thể phản ánh trình trạng sức khỏe của cơ thể. Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên chăm sóc và bảo vệ móng tay, móng chân một cách khoa học để có thể đẹp hơn và mạnh khỏe hơn.

Hướng dẫn chăm sóc móng chuẩn khoa học

Phòng khám da liễu Thái Hà hiện đang tiếp nhận và điều trị mọi ca bệnh liên quan đến tình trạng da tóc và móng. Trong đó, hiệu quả điều trị các bệnh về móng được khách hàng đánh giá tốt. Do đó, nếu bạn đang có dấu hiệu nấm móng bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và lên phương án chăm sóc, trị liệu phù  hợp.

Bác sĩ hướng dẫn chăm sóc móng khỏe đẹp tại nhà

Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo khách hàng nên làm tốt các biện pháp bảo vệ, chăm sóc móng tại nhà sau:

– Nên cắt móng thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và hạn chế gây sát thương cho ra. Bạn không nên để móng quá dài nhưng cũng không nên cắt móng quá thường xuyên vì nó sẽ gây hại cho cơ thể. Thông thương tầm 10-14 ngày cắt móng một lần khi thấy móng đã dài.

– Cắt móng cẩn thận, không cắt quá sát và nên cắt theo đường viện phần mô của ngón tay, ngón chân. Trước khi cắt có thể làm mềm móng bằng cách ngâm bàn tay và chân vào nước ấm khoảng 5-10 phút để móng mềm hơn, tránh gây tổn thương nghiêm trọng.

– Tuyệt đối không dùng miệng để cắn móng tay bởi sẽ khiến móng có khả năng bị viêm và vi khuẩn từ móng có thể xâm nhập vào cơ thể dễ dàng. Nên dùng dụng cụ cắt móng chuyên dụng và thực hiện dùng riêng để tránh lây lan bệnh truyền nhiễm với người khác.

– Rửa tay chân sạch sẽ, chú ý lấy những phần cặn bụi để móng luôn sạch khỏe. Khi lấy cặn bụi từ các khóe cần dùng dụng cụ hỗ trợ không quá nhọn và thực hiện với động tác nhẹ. Không cố tình cắn móng, lấy khóe bằng dụng cụ sắc nhọn bởi điều này có thể phá hủy hình dạng móng, gây mất thẩm mỹ.

– Hạn chế tô sơn móng rồi tẩy móng liên tục bởi việc tô vẽ móng thêm màu sắc khá phổ biến, những loại sơn và nước tẩy sơn móng thường có chứa axit, nó sẽ khiến móng bị bào mòn. Điều này khiến móng mất đi độ chắc khỏe cần thiết để bảo vệ ngón.

– Để tránh nấm móng, bạn cần bảo vệ tay và chân bằng cách rửa tay bằng xà phòng thật sạch sau các hoạt động đã khiến móng bị vấy bẩn. Bạn cũng không nên đi tất và giày bít mũi chân quá lâu. Nên chọn tất chân làm bằng chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để đầu móng chân được thông thoáng và nên thay tất thường xuyên và tránh những đôi giày quá chật sẽ khiến móng có thể bị bong.

– Nên bổ sung collagen cho cơ thể để giúp móng tay và chân chắc khỏe hơn, hạn chế các bệnh viêm nhiễm vùng móng và nên thăm khám khi móng tay hay móng chân có dấu hiệu bất thường.