Cấu tạo da mặt
Cấu tạo da mặt được chia thành 3 lớp chính: Lớp thượng bì (lớp biểu bì), lớp trung bì và lớp hạ bì (hay còn được biết đến với tên gọi khác là lớp mô dưới da). Cùng đi vào tìm hiểu chi tiết về cấu tạo từng lớp nhé!
Lớp thượng bì (biểu bì)
Lớp thượng bì chính là lớp da chúng ta được nhìn thấy và cảm nhận được hàng ngày. Cấu tạo da mặt của lớp thượng bì từ ngoài vào trong gồm 4 lớp:
Lớp tế bào sừng
Tế bào sừng là tế bào nằm trên cùng. Khi các tế bào da được đẩy từ lớp đáy thượng bì lên dần chúng sẽ dần bị dẹt lại, mất nhân và trở thành tế bào chết. Chúng sẽ dần bong ra và được loại bỏ khỏi bề mặt da.
Lớp tế bào dạng hạt
Lớp tế bào dạng hạt sẽ gồm 2-3 lớp. Chúng là những tế bào gai đẩy lên. Do đói, hình dạng chúng trở nên bằng phẳng hơn. Đó là bắt nguồn của tên gọi tế bào dạng hạt.
Lớp tế bào gai
Là lớp tế bào dày nhất trong thượng bì có dạng hình gai. Lớp tế bào gai sẽ có khoảng từ 5- 10 lớp
Lớp đáy thượng bì
Là nơi tập trung những tế bào gốc của da (Stem cell). Stem Cell sẽ liên tục tạo ra các tế bào da mới và đẩy lên phía bề mặt da. Phân bố trên lớp đáy thượng bì da xen kẽ Stem Cell là các Melanocytes. Melanocytes chính là nơi sản sinh ra melanin (tế bào hắc sắc tố). Chúng có tác dụng nhuộm màu các tế bào da. Sau đó các tế bào da này được đẩy dần lên lớp sừng. Màu da chúng ta sáng hay tối sẽ được quyết định bởi các Melanocytes.
Với lớp biểu bì, chúng ta cần quan tâm tới một số quá trình quan trọng diễn ra ở đây như:
Turnover (Quá trình sừng hóa ở da)
Quá trình sừng hóa ở da sẽ bắt đầu từ lớp đáy thượng bì. Các tế bào gốc của da (Stem Cell) sẽ sản sinh ra các tế bào da mới và đẩy dần chúng lên lớp trên cùng. Cuối cùng từ những lớp tế bào da chuyển hóa thành lớp sừng và tự bong khỏi bề mặt da.
Thông thường quá trình sừng hóa sẽ kéo dài trong khoảng thời gian là 28 ngày. Trong đó 14 ngày đầu tiên sẽ là khoảng thời gian các tế bào da di chuyển từ đáy thượng bì tới lớp sừng. 14 ngày còn lại sẽ là khoảng thời gian lớp sừng này hoàn toàn tự bong và tróc khỏi bề mặt da. Ở mỗi độ tuổi quá trình này sẽ diễn ra với khoảng thời gian khác nhau. Dưới đây là biểu đồ về thời gian quá trình sừng hóa diễn ra ở từng độ tuổi.
Khi chúng ta càng lớn tuổi, quá trình sừng hóa diễn ra càng lâu hơn. Quá trình sừng hóa diễn ra quá nhanh (sùng hóa không hoàn toàn) sẽ khiến lớp sừng bị thiếu hụt. Điều này khiến da bị mất đi lớp giữ nước, da sẽ bị khô. Ngược lại, nếu quá trình sừng hóa bị chậm (sừng hóa quá độ), lớp sừng tích tụ quá dày sẽ khiến da bị bì và xỉn màu.
Lớp trung bì
Lớp trung bì trong y khoa được coi là lớp da thật vì đây là nơi tập trung nhiều hoạt động quan trọng của da. Chúng dày hơn lớp biểu bì từ 20-40 lần. Và đây cũng là nơi chứa đại thực bào – những tế bào quan trọng có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn có hại xâm nhập vào bề mặt da.
Phần trung bì dưới bao gồm nguyên bào gốc – chúng sản sinh ra Collagen và Elastin. Phía trên là những sợi Collagen và Elastin dày đặc và đan xen nhau. Trên phần trung bì dưới là các dây thần kinh và đại thực bào. Trung bì còn là nơi tập trung của các nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi. Ngoài ra, giữa các lớp trung bì được bao phủ bởi lớp màng nhầy. Lớp màng nhầy này có chứa HA (Hyaluronic Acid). Lớp màng nhầy này có chức năng đảm bảo môi trường lý tưởng cho đảm bảo cho chức năng hoạt động của tế bào.
Lớp hạ bì (Lớp mô dưới da)
Lớp hạ bì là phần cuối cùng trong cấu tạo da mặt. Chiếm phần lớn tỷ trọng trong phần hạ bì chính là các mô mỡ. Những mô mỡ này đóng vai trò như một lớp đệm cho phần trung bì. Đồng thời, chúng có chức năng bảo vệ các bó cơ và xương nằm phía dưới. Lớp mỡ của từng người sẽ có sự khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cân nặng và sự tương quan giữa lượng cơ và lượng mỡ.
Chúng ta thường được biết tới, sự suy giảm lượng Collagen trong cấu trúc da là nguyên nhân chính gây ra sự chảy xệ. Liệu nhận định này có thực sự chính xác? Hãy cùng Glutathione đi vào tìm hiểu cấu tạo da mặt và giải đáp thắc mắc: Thiếu hụt Collagen có khiến da bị chảy xệ? Vì vậy, Glutathione sẽ cùng bạn đi vào tìm hiểu sâu để có thể giải đáp thắc mắc này.