Đôi nét về chia sẻ của nhân vật chính

Chào các độc giả của Glutathione, mình là Minh Thư. Năm nay, mình 20 tuổi và hiện mình đang là sinh viên năm 2 khoa ngôn ngữ Anh – Đại học Tôn Đức Thắng. Nói qua về trải nghiệm trong điều trị mụn của mình, dù chỉ mới 20 tuổi nhưng mình đã có 3 năm phải sống chung với mụn trước khi giải quyết và sống “hòa bình” với mụn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, bên cạnh nguyên nhân do vi khuẩn, mụn còn thể hiện tình trạng cơ thể đang gặp vấn đề. Với mỗi vị trí mụn trên khuôn mặt tương ứng với các cơ quan trong cơ thể. Vị trí mọc của mụn chính là cách cơ thể báo hiệu cho bạn về những dấu hiệu bất thường bên trong. Ngoài ra các trường hợp nổi ban đỏ, vết thâm mắt...cũng là những dấu hiệu nên được lưu ý.

Da mình là da hỗn hợp thiên khô. Vì vậy, mình phải đối mặt với tình trạng nhờn ở mũi và trán. Tuy nhiên, phần rãnh quanh mũi và cằm lại luôn rơi vào tình trạng khô và bong tróc. Trong suốt quá trình học cấp 3 mình gặp những vấn đề rất nghiêm trọng với da như: mụn bọc ở phần cằm, mụn ẩn ở trán và mụn đầu đen ở mũi. Ở thời điểm đó, do chưa có nhiều kiến thức về trị mụn và chăm sóc da nên ai mách gì mình cũng thử. Vì vậy, mình gặp khá nhiều rắc rối về mụn. Thậm chí, có những lúc mình không muốn ra đường vì làn da quá tệ hại. Tuy nhiên, đổi lại mình cũng có kha khá những trải nghiệm về các phương pháp điều trị mụn.

Đắp mặt nạ trị mụn có tốt không?

Mặt nạ trị mụn có thực sự hiệu quả như quảng cáo? Đây chắc hẳn là một thắc mắc của khá nhiều bạn. Nhớ lại hồi cấp 3, với một cô học sinh như mình, trước những lời quảng cáo từ các thương hiệu về hiệu quả cải thiện mụn “thần thánh” nên mình đã quyết định bỏ không ít tiền vào mặt nạ.

Với những trải nghiệm từ bản thân, mình khẳng định việc đắp mặt nạ trị mụn chỉ có khả năng hỗ trợ một phần. Nếu nói đắp mặt nạ trị mụn thì thực sự đây là điều không tưởng. Mặt nạ sẽ hỗ trợ một phần nào trong việc điều trị và dưỡng ẩm cho da.

khi dap mat na chu y lua chon theo nhu cau da nhu duong am, lam trang, thai doc,...

Bên cạnh đó, khi đắp mặt nạ chúng ta cũng cần tuân theo một số những nguyên tắc nhất định đề tránh việc “tiền mất nhưng hiệu quả thì không thấy đâu”. Thời gian lúc đầu khi chưa thật sự có đầy đủ những kiến thức cần về Skincare, mặt nạ khiến tình trạng da mình trở nên tồi tệ hơn. Nguyên nhân là bởi những thành phần trong mặt nạ mình lựa chọn quá nhiều dưỡng khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Thêm vào đó, một số thành phần trong các loại mặt nạ mình lựa chọn gây kích ứng. Dưới đây là những thành phần nên có và không nên có trong mặt nạ mà mình đã đúc kết được trong quá trình trị mụn của bản thân. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Thành phần nào trị mụn tốt nhất?

AHA

AHAs: là những Axit Alpha Hydroxy. Là những axit tự nhiên hoặc được tổng hợp từ tự nhiên. Hiện nay, AHAs gồm 6 loại phổ biến như:

  • Axit Glycolic
  • Axit Lactic
  • Axit Malic
  • Axit Citric
  • Axit Tartaric
  • Axit Mandelic.

Các AHAs là những axit có khả năng tẩy tế bào chết từ đó giúp các lỗ chân lông được thông thoáng. Từ đó, chúng ngăn ngừa mụn phát triển.

BHA

nếu lỗ chân lông bị bí tắc thì sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề khác về da

BHA được biết đến với Acid Salicylic. Acid Salicylic là một thành phần rất quen thuộc trong các sản phẩm trị mụn. Acid Salicylic là axit gốc dầu tan trong dầu. Vì vậy chúng thẩm thấu vào trong bề mặt da. Và hòa tan lượng dầu, bụi bẩn và tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó, giúp những thành phần này được đào thải ra bên ngoài một cách dễ dàng. Nhờ vậy, các lỗ chân lông được thông thoáng. Bên cạnh đó, Acid Salicylic còn có khả năng chống viêm giúp giảm nhanh tình trạng viêm, sưng ở mụn.

Benzoyl Peroxide

Benzoyl Peroxide là một thành phần được rất nhiều chuyên gia da liễu trên thế giới đánh giá cao về khả năng điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá quay trở lại. Benzoyl Peroxide mang tới cùng lúc 3 hiệu quả cho da mụn. Đó là:

  • Ức chế sự tiết dầu của tuyến bã nhờn
  • Tiêu diệt vi khuẩn gây mụn
  • Giúp các tế bào chết trên bề mặt da bong ra nhanh chóng hơn.

Đất sét

Các thành phần khoáng trong đất sét mang lại cho làn da mụn rất nhiều hiệu quả đáng ngạc nhiên. Đất sét giúp nhanh chóng làm dịu vết tấy đỏ trên vùng da mụn. Đồng thời, khả năng hỗ trợ da kiềm dầu của đất sét cũng ở mức rất cao. Điểm được đánh giá cao của đất sét chính là độ lành tính và an toàn cho làn da nhạy cảm.

dap mat na dat set lam sach da va thai doc

Tinh dầu trà tràm

Chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua tinh dầu trà tràm. Đây là một thành phần rất hiệu quả trong điều trị các đốm mụn. Các nghiên cứu lâm sàng đã chúng minh, tinh dầu trà tràm có tính kháng khuẩn và giúp làm giảm sưng nhanh chóng với vùng da mụn.