Nám và tàn nhang có khác nhau không
Có không ít người bị nám da nhưng lại lầm tưởng mình bị tàn nhang và ngược lại. Và chính việc không trả lời được câu hỏi nám và tàn nhang có khác nhau không đã khiến cho quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, bị thất bại hết lần này đến lần khác.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, cả nám và tàn nhang đều là tình trạng rối loạn tăng sinh sắc tố da. Bệnh khiến da không còn đều màu và từ đó ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nám và tàn nhang có những điểm giống và khác nhau về cơ chế hình thành, về dấu hiệu và về cả cách điều trị.
Muốn chữa trị thành công, chúng ta sẽ cần tìm hiểu về nám và tàn nhang trước khi lựa chọn liệu trình phù hợp. Và ngay sau đây, hãy cùng Dr.thaiha đi phân biệt tàn nhang và nám da nhằm trang bị các kiến thức chăm sóc da hiệu quả nhất nhé.
Cách phân biệt da nám và tàn nhang
Về cơ chế hình thành
Cơ chế hình thành nám và tàn nhang khác nhau không? Câu trả lời là không. Đây là điểm tương đồng đầu tiên giữa hai bệnh da liễu này. Theo đó, nám và tàn nhang xảy ra khi lượng melanin được sản xuất quá nhiều dẫn đến tình trạng dư thừa. Lúc này, melanin sẽ bị đẩy lên trên bề mặt da và gây ra các mảng tối màu.
- Nám, tàn nhang chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Gen di truyền từ các thành viên trong gia đình.
- Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể ở các thời điểm nhất định.
- Lão hoá tự nhiên của cơ thể, thường gặp sau tuổi 30.
- Tác động tiêu cực từ ánh nắng mặt trời.
- Ảnh hưởng từ lối sống, chăm sóc da thiếu khoa học và chế độ dinh dưỡng.
- Ảnh hưởng bởi thuốc điều trị bệnh hoặc các sản phẩm chăm sóc da…
Biểu hiện của nám và tàn nhang như thế nào
Nám và tàn nhang đều khiến cho da không đều màu. Tập trung ở các vùng da hở, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bệnh khiến cho da không đều màu.
Cách phân biệt da nám và tàn nhang dựa theo biểu hiện của bệnh như sau:
Nám da: Xuất hiện chủ yếu trên gương mặt và mọc đối xứng hai bên. Phân loại gồm nám chân sâu và nám mảng. Biểu hiện là các mảng da có màu nâu sẫm, nâu nhạt, xám, đỏ, đen tùy thuộc vào từng loại da. Nám thường chỉ tập trung ở gò má, mũi, trán, cằm.
Tàn nhang: Là những đốm, nốt nhỏ có đường kính khoảng từ 2mm, nhẵn, màu nâu sáng hoặc nâu sẫm, màu đỏ (phụ thuộc vào màu da của mỗi người). Đốm sắc tố có thể nằm đơn lẻ hoặc liên kết thành mảng. Tuy nhiên, tàn nhang không phát triển đối xứng và có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể.
Xu hướng phát triển của nám và tàn nhang
Tìm hiểu về nám và tàn nhang cho thấy cả hai bệnh về da đều không thể tự khỏi theo thời gian. Bệnh thường phát triển theo xu hướng trầm trọng hơn, nhất là khi sự rối loạn nội tiết trong cơ thể không được kiểm soát và da không được bảo vệ trước ánh nắng mặt trời.
Khi này, da bị tăng sắc tố nhiều hơn, vùng da bị ảnh hưởng mở rộng hơn. Chính những điều này khiến cho việc điều trị gặp khó khăn hơn ngay cả khi bạn đã phân biệt tàn nhang và nám da một cách chính xác.
Mức độ ảnh hưởng của nám và tàn nhang khác nhau không
Phân biệt tàn nhang và nám chân sâu qua mức độ ảnh hưởng hầu như không có sự khác biệt. Khi cả hai đều là bệnh da mãn tính và lành tính, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tuy nhiên, cả nam và tàn nhang đều sẽ đánh vào thẩm mỹ da và khiến cho da không đều màu từ đó bị lão hoá sớm hơn. Những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự tin của bệnh nhân. Nâng cao thẩm mỹ cũng chính là mục đích chính trong điều trị rối loạn sắc tố da.
Tóm lại, chúng ta có thể phân biệt tàn nhang và nám da với một vài gợi ý đơn giản sau:
Về hình dáng:
- Nám da là các đốm sắc tố hoặc mảng sắc tố mọc đối xứng nhau.
- Tàn nhang là các đốm sắc tố mọc không đối xứng và rải rác.
Màu sắc:
- Nám có màu màu vàng, vàng sáng, vàng nâu, nâu đen.
- Tàn nhang có nâu sẫm, nâu nhạt, xám, đỏ, đen…
Vùng da bị ảnh hưởng:
- Nám sâu trong da và phân bố ở vùng da hở như gò má, mũi, trán, cằm.
- Tàn nhang chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da và phát triển trên khắp cơ thể.
Độ tuổi xuất hiện:
- Nám da thường xuất hiện ở phụ nữ sau sinh và giai đoạn tiền mãn kinh.
- Tàn nhang có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả người trẻ tuổi và người có tuổi.
Cách kiểm soát và điều trị nám da, tàn nhang
Khi đã có thể phân biệt nám và tàn nhang có khác nhau không chúng ta sẽ dễ dàng lựa chọn được phương án phòng trị hiệu quả. Một số các giải pháp hữu ích cho bạn gồm:
- Tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Bởi đây là thời điểm mà cường độ ánh nắng mạnh nhất. Bạn sẽ không nên để da tiếp xúc với nắng lúc này nhằm tránh tác động của tia UV.
- Sử dụng kem chống nắng thường xuyên, dù cho đó là ngày nắng hay ngày mưa. Duy trì thói quen bôi kem chống nắng trước 20 – 30 phút trước khi đi ra ngoài.
- Sử dụng kem chống nắng với một chỉ số che nắng (SPF) ít nhất là 30 và có các thành phần có lợi cho da. Chú ý là không nên quá tiết kiệm kem chống nắng để đảm bảo độ che phủ và nâng cao khả năng bảo vệ của da.
- Nếu bắt buộc phải di chuyển ngoài trời nắng, bạn hãy đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang và mặc quần áo được thiết kế để bảo vệ da, chống nắng hiệu quả hơn.
- Bạn cũng cần tránh rượu, bia và các gia vị gây nóng để không làm hỏng hàng rào bảo vệ của da. Điều này sẽ giúp bạn phòng trị nám, tàn nhang hiệu quả nhất.
- Cần cải thiện chế độ dinh dưỡng bằng thực phẩm giàu các vitamin A, C, E, omega-3, selen để chống lão hóa hoá da đến sớm và làm chậm quá trình lão hoá của da.