Mụn trứng cá có cần nặn không?
Thói quen nặn mụn trứng cá tại nhà không hề tốt như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, nặn mụn chuẩn y khoa vẫn là giải pháp hỗ trợ điều trị mụn mà bác sĩ đưa ra. Được áp dụng cho những loại mụn lớn, nhân to cứng và không thể tự tiêu biến trong khi điều trị. Việc nặn mụn được tiến hành khi mụn đã chín, tức là đã già sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất và không ảnh hưởng đến da.
Các loại mụn trứng cá được nặn khi vừa mới xuất hiện, khi mụn còn non có thể gây ra những ảnh hưởng sau:
- Khiến cho nhân mụn không được loại bỏ hoàn toàn và mụn sẽ tái phát nhanh chóng.
- Khiến cho vi khuẩn phát triển và mụn có thể lây lan sang các vùng da khác.
- Khiến cho da bị tổn thương từ đó tăng nguy cơ viêm da, nhiễm trùng da.
- Tăng nguy cơ hình thành sẹo mụn và thâm mụn từ đó ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Kéo dài thời gian điều trị trứng cá gây ra sự lãng phí về tài chính và công sức…
Kết luận: Nặn mụn là việc làm cần thiết để giúp nâng cao hiệu quả điều trị trứng cá. Tuy nhiên hành động này cần diễn ra đúng thời điểm. Đó là khi mụn trứng cá đã chín và có sự hỗ trợ của kỹ thuật viên có tay nghề cao. Vậy bạn có biết mụn trứng cá bao lâu thì chín hay không?
Mụn trứng cá bao lâu thì chín? Dấu hiệu là gì?
Mụn chín chỉ tình trạng mụn già và khi này việc tác động ngoại lực để lấy nhân mụn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn tổ chức mụn mà không gây ra tổn thương da, không khiến cho da bị chảy máu, ửng đỏ hoặc bầm tím.
Mụn trứng cá sẽ chín sau khi xuất hiện trên da một thời gian. Có thể là một vài ngày hoặc cả tuần tùy theo tình trạng da và cách chăm sóc da tại nhà của bạn. Đặc điểm của mụn trứng cá khi chín là mọc đơn lẻ, với kích thước nhỏ, cồi mụn khô lại và trồi lên bề mặt da, sờ vào không thấy đau nhức.
Với các trường hợp mụn xuất hiện lâu, gia tăng kích thước nhưng lại gây đau tại chỗ và có chứa dịch mủ thì việc xử lý nhân mụn sẽ cần thận trọng hơn. Không nên tự ý nặn mụn loại này để tránh nhiễm trùng và tổn thương nghiêm trọng trên da.
Hướng dẫn nặn mụn trứng cá an toàn, không tổn thương da
Chú ý: Hướng dẫn nặn mụn tại nhà mang tính chất tham khảo. Để có thể nặn mụn an toàn bạn nên đến cơ sở y tế để có sự hướng dẫn và hỗ trợ nặn mụn bởi kỹ thuật viên, điều dưỡng viên có tay nghề cao.
Chuẩn bị dụng cụ nặn mụn
- Cây nặn mụn
- Nhíp gắp mụn
- Bông gòn
- Tăm bông
- Cồn hoặc nước muối sinh lý
- Găng tay y tế
Chuẩn bị trước khi nặn mụn
- Để ngăn chặn vi khuẩn từ tay lây lan sang da mặt và gây nhiễm trùng, trước khi nặn mụn, bạn cần vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn giúp tiêu diệt ổ vi khuẩn.
- Vệ sinh các dụng cụ nặn mụn như cây nặn mụn, nhíp gấp mụn bằng cồn 90 độ hoặc trụng qua nước sôi để diệt trùng, đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với da.
- Hãy rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt và nước ấm để loại bỏ bã nhờn, vi khuẩn và bụi bẩn trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng.
- Nếu da của bạn không bị khô bạn có thể xông hơi nóng nhằm giúp cho chân lông giãn nở hoàn toàn, hỗ trợ lấy nhân mụn dễ dàng hơn.
Lưu ý khi nặn mụn
- Nên nặn mụn ở nơi có ánh sáng tốt để xác định rõ mụn nào đã chín, nhìn thấy được nhân mụn và cồi mụn để lấy được toàn bộ.
- Với những nốt mụn có nhân đã trồi lên bề mặt da, bạn chỉ cần dùng nhíp ấn nhẹ và gắp lấy nhân mụn mà không cần tác động ngoại lực nhiều.
- Với những mụn nào có nhân cứng hơn, bạn dùng đầu nhọn để tạo ra một lỗ nhỏ trên da và dùng tay ấn 4 phía để đẩy nhân mụn một cách dễ dàng.
- Không dùng lực tác động quá mạnh bởi điều này có thể gây vỡ mạch máu dưới da, bong da, sưng đỏ da.
- Với mụn mủ, bạn cần nặn mụn ấn một cách dứt khoát để đẩy nhân mụn trồi lên, sau khi cồi mụn và dịch mủ chảy ra thì dùng bông gòn hoặc tăm bông lau sạch.
- Lần lượt lấy hết nhân mụn trên các vùng da khác nhau. Sau đó dùng cồn sát trùng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch vùng da được lấy mụn.