Nám da là gì?
Nám da là rối loạn sắc tố trên da, cụ thể đó chính là tình trạng tăng sắc tố. Nám được thể hiện bởi các vùng da tối màu, các đốm tròn nhỏ màu vàng, nâu sáng, hoặc nâu nhạt. Theo thời gian, nám da có thể đậm hơn và lan ra rộng hơn.
Nám da chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố môi trường. Trong đó, tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính khiến cho cơ thể sản sinh nhiều melanin để bảo vệ da và khiến cho da bị nám. Lý do tại sao nám thường ảnh hưởng đến các vùng da hở, vùng đón ánh nắng như hai bên má, mũi, trán, cằm và cả mu bàn tay của bạn.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định nám là biểu hiện da liễu lành tính bởi nó hoàn toàn vô hại với sức khỏe. Chúng ta có thể bị nám da từ khi còn rất trẻ. Và nếu nám da đậm màu sẽ gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp tự nhiên của làn da. Đây cũng chính là lý do thôi thúc chị em phụ nữ tìm đến các giải pháp điều trị nám da tại nhà để có thể tự tin với mặt mộc.
Phân loại nám da
Trước khi bóc phốt các phương pháp điều trị nám da tại nhà chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các loại nám da thường gặp nhất. Căn cứ vào đặc điểm hình thành và phát triển của nám da mà các bác sĩ đầu ngành đã phân loại có 3 dạng nám da cơ bản gồm:
Nám sâu: Là dạng nám da có chân nám ăn sâu vào lớp hạ bì của da. Bề mặt da xuất hiện các đốm sắc tố hình tròn có màu xám hoặc nâu. Nám mọc theo chùm và thường ảnh hưởng đến hai bên gò má, đỉnh mũi hoặc trán bởi đây là những vùng đón nắng nhiều nhất. Nám chân sâu ảnh hưởng đến nữ giới 30 tuổi trở ra và việc điều trị cũng tương đối phức tạp.
Nám mảng: Loại nám này mọc thành mảng trên da với kích thước không cố định, màu sắc từ nâu nhạt với nâu đậm. Nám mảng có liên quan nhiều đến các vấn đề về nội tiết do đó dễ gặp ở phụ nữ đang mang thai hoặc bị nám da sau sinh. Vì nám mới hình thành trên về mặt da, chưa ảnh hưởng đến phần hạ bì nên việc điều trị nám mảng thường thuận lợi hơn.
Nám hỗn hợp: Đó là sự hiện diện của cả nám mảng và nám chân sâu tại một vùng da, đặc biệt là gương mặt. Loại nám này ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhiều nhất và việc điều trị cũng phức tạp khi chúng ta cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Nám hỗn hợp có thể xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi từ 25 trở đi và nó khiến gương mặt của chúng ta bị già đi rất nhiều.
Tuỳ theo tình trạng nám mà các bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể đưa ra những phương án điều trị phù hợp. Có nhiều chị em đang lựa chọn điều trị nám da tại nhà với mong muốn làm trắng da mà không mất nhiều thời gian, chi phí.
Tuy nhiên, các bác sĩ đưa ra lời cảnh báo rằng nám da không hề “dễ ăn”. Nám không chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da giống như việc chúng ta bị cháy nắng. Nám ăn sâu vào cả trung bì, hạ bì nên việc điều trị sẽ cần được tiến hành một cách cẩn thận. Vậy nên, nếu bạn đang có ý định điều trị nám tại nhà thì hãy theo dõi hết bài chia sẻ của chúng tôi để đưa ra cho mình một quyết định sáng suốt nhất nhé.
“Bóc phốt” các cách điều trị nám da tại nhà
Trị nám da bằng trầu không kết quả khiến da bị bỏng
Để điều trị nám da, có không ít chị em phụ nữ đã sử dụng lá trầu không theo gợi ý của người quen hay hướng dẫn của các Spa. Theo đó, trầu không có lá trầu chứa phenolic compounds có cơ chế ức chế sản xuất melanin trên da và có khả năng lột da nên sẽ hỗ trợ điều trị nám da tại nhà. Điều này đánh đúng vào tâm lý của chị em đó là vừa muốn sạch nám da, vừa muốn tiết kiệm chi phí nên đã có rất nhiều người thực hiện.
Mọi người thường dùng lá trầu không giã nát sau đó dùng nước trầu không để thoa lên trên vùng da bị nám. Chỉ sau một vài lần thực hiện vùng da nám sẽ có sự cải thiện, da trắng sáng hơn. Tuy nhiên, mọi việc không dừng lại ở đó. Tiếp theo sẽ là một chuỗi các phản ứng bất thường của da. Bao gồm:
- Da bị ửng đỏ và có dấu hiệu ngứa rát
- Da bị kích ứng nghiêm trọng và dễ bắt nắng hơn
- Da bị bỏng, đau rát có thể nổi mụn nước
- Tăng sắc tố khiến da bị sạm đen nhanh chóng
- Da trở nên loang lổ trông rất mất thẩm mỹ…
Dr.thaiha đã từng tiếp nhận không ít trường hợp bệnh nhân tới thăm khám nám da trong tâm trạng hoảng loạn khi làn da có dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng. Có những người da bị bong ra thành từng mảng và da non xuất hiện đỏ ửng sau 3 lần thoa lá trầu không. Không những thế, do không biết chăm sóc tại nhà nên da có dấu hiệu nhiễm trùng rất nặng. May mắn thay bệnh nhân đã nhận được lỗi sai của mình và đến gặp bác sĩ gấp nếu không mọi chuyện sẽ không thể giải quyết.
Peel da bằng rượu thuốc khiến nám càng thêm nám
Rượu thuốc chắc hẳn đã rất quen thuộc với chúng ta, nhất là những ai muốn làm đẹp và điều trị cấp tốc. Sản phẩm được quảng cáo rầm rộ với những giới thiệu về công dụng như điều trị mụn, điều trị nám da, điều trị tàn nhang, phục hồi da, làm trắng da cấp tốc. Tuy nhiên các bác sĩ lại luôn “bóc phốt” rượu thuốc bởi nó không phải là thần dược.
Việc bạn dùng rượu thuốc để peel da trong điều trị nám sẽ chẳng khác nào bạn đang “bức tử” làn da của mình. Nếu như các sản phẩm peel da sinh học sẽ giúp tái sinh làn da thì kết quả mà bạn nhận được khi peel da bằng rượu thuốc sẽ là da bị bào mòn nhanh chóng,. Không dừng lại ở đó, peel da rượu thuốc còn phá hủy lớp lipid tự nhiên bảo vệ da mà không hề bất kỳ công dụng tái tạo nào.
Hậu quả để lại là da sẽ không còn hàng rào bảo vệ tự nhiên. Khi này, nám da chưa kịp mờ thì da đã chịu ảnh hưởng từ ánh nắng và tình trạng nám sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Hàng loạt các dấu hiệu bất thường khác sẽ xuất hiện sau đó gồm:
- Da nhạy cảm hơn gây khó khăn trong việc chăm sóc
- Da bị yếu, mỏng đi và dẫn đến tình trạng giãn mao mạch
- Da bị khô, bong tróc mạnh, không còn mịn màng như trước
- Gia tăng các vấn đề về mụn trứng cá hoặc các bệnh da liễu khác…
Hiện tất cả các sản phẩm điều trị nám da được gắn mác kem trộn và rượu thuốc đều chưa được kiểm định về chất lượng và độ an toàn. Bộ y tế cảnh báo về mức độ nguy hiểm của sản phẩm nếu dùng trong một thời gian dài. Chính vì thế, mọi người không nên tự điều trị nám da tại nhà bằng rượu thuốc theo lời hướng dẫn của một ai khác mà không phải là bác sĩ chuyên khoa nhé.