1. Biểu hiện cụ thể khi da bị nổi sần như da gà
Vấn đề này thường xuất hiện ở trẻ con và tình trạng bệnh giảm dần khi độ tuổi tăng lên. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người trưởng thành không thể mắc phải tình trạng này.
Tình trạng này có các biểu hiện cụ thể như: da bị nổi sần và có các hạt li ti màu trắng. Biểu hiện này thường xuất hiện ở các vùng da như: chân, đùi, mông,…Các mảng nổi sần có thể màu đỏ, màu nâu hoặc màu cam. Tình trạng này có thể kèm theo ngứa trên da. Không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn làm mất thẩm mĩ.
2. Nguyên nhân khi bị nổi sần như da gà
2.1 Do di truyền
Bệnh da liễu này có thể gây ra do di truyền từ bố mẹ sang con cái. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh này thì có đến 50% con cái cũng sẽ mắc phải. Các bệnh về da thường có tính di truyền rất cao. Đặc biệt là bệnh viêm da cơ địa.
Theo nghiên cứu, nếu bố hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì có tới 60% con cái của họ cũng bị mắc bệnh này. Còn nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì con số này lên tới 80%. Bệnh viêm da cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân khiến da nổi sần như da gà và gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Viêm da cơ địa có thể dẫn tới tình trạng da bị nổi sần như da gà
2.2 Dị ứng
Da bị nổi sần như da gà có thể gây ra do dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm.
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết có thể gây ra tình trạng mẩn đỏ và kích ứng trên làn da của bạn. Thông thường, mọi người gặp phải tình trạng này nhiều hơn khi trời trở lạnh. Biểu hiện nhẹ hơn là bạn sẽ thấy rùng mình và nổi da gà. Đây chỉ là phản ứng thông thường của làn da khi gặp thời tiết lạnh. Tuy nhiên, biểu hiện nặng hơn là những bộ phận không được che chắn kĩ sẽ sẩn đỏ và ngứa ngáy. Dẫn đến tình trạng da bị nổi sần như da gà.
Đối với dị ứng thực phẩm, làn da cũng có biểu hiện khá tương tự. Một số loại thực phẩm nên tránh để hạn chế tình trạng này là: Hải sản, thịt bò, thịt gà, đậu nành, đậu phộng, đồ ăn nhanh,… Theo cơ địa mỗi người mà bạn có thể đang dị ứng một loại thực phẩm nào đó. Hãy chú ý quan sát và tránh xa thực phẩm gây nguy hại cho cơ thể.
Dị ứng thời tiết gây ra ngứa, mẩn đỏ trên da là tình trạng khá thường gặp
2.3 Không vệ sinh da sạch sẽ
Không vệ sinh da sạch sẽ cũng là một trong những nguyên nhân khiến làn da của bạn bị nổi sẩn như da gà. Tình trạng này thường xảy ra với 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Không tắm rửa thường xuyên.
Với những người sống trong điều kiện hạn chế, không có khả năng tắm rửa thường xuyên hoặc sử dụng nguồn nước bẩn. Lúc này vi khuẩn, chất bẩn tích tụ trên da dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Trường hợp 2: Không tẩy tế bào chết thường xuyên
Tẩy tế bào chết trên có thể là việc không bắt buộc. Thế nhưng đối với những người gặp phải tình trạng tế bào sừng của da sản sinh quá mức mà không tẩy tế bào chết thường xuyên rất dễ khiến da bị nổi sần như da gà.
Tế bào sừng sản sinh quá mức mà những tế bào chết trên da trước đó lại không được làm sạch. Lâu ngày, cặn bẩn tích tụ trên da làm bít tắc lỗ chân lông. Đây có thể là môi trường để vi khuẩn phát triển dẫn đến tình trạng Dày sừng nang lông hoặc Viêm nang lông. Những căn bệnh ngoài da này có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy và đau rát.
Tẩy tế bào chết thường xuyên giúp loại bỏ tế bào chết tích tụ trên da.
2. 4 Bị giun sán, nhiễm khuẩn
Bị giun sán hoặc nhiễm khuẩn là nguyên nhân khá phổ biến ngay ra tình trạng da nổi hột như da gà trước đây. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống và ăn uống chưa hợp vệ sinh. Lúc này vi khuẩn sẽ thâm nhập vào cơ thể bạn và tấn công hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh dẫn đến tình trạng da bị mẩn đỏ và ngứa ngáy.
Ngoài ra da bạn cũng có thể ngứa ngáy và nổi hột như da gà nếu tiếp xúc với những động vật có vi khuẩn. Gần gũi nhất chính là chó mèo. Những loại vi khuẩn này sẽ kí sinh trên da của bạn gây ra tình trạng da khô, sần sùi và ngứa ngáy.
Mắc giun sán cũng có khả năng dẫn đến trường hợp da bị nổi sần như da gà cũng như ngứa. Vì lúc giun sán tiến công vào cơ thể người bệnh sẽ làm mất cân bằng hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch hoạt động mạnh sẽ dẫn đến hiện tượng kích ứng da, da bắt đầu nổi những mẩn đỏ cũng như ngứa ngáy.
2.5 Suy giảm chức năng gan, thận
Suy giảm chức năng gan thận cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa trên da. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng dưới đây thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để nhận được những tư vấn điều trị.
- Bệnh về gan đi kèm các triệu chứng: ngứa và vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu sẫm, mệt mỏi…
- Bệnh về thận đi kèm các triệu chức: ngứa da, tiểu đêm, mất ngủ, chóng mặt, đau tức ngực…
3. Bênh này có nguy hiểm không?
Để xác định bệnh này có nguy hiểm không, trước hết bạn phải biết nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa trên da của mình là gì. Nếu chức năng gan và thận của bạn đang suy yếu thì hãy lập tức đến gặp bác sĩ để nhận được những tư vấn cũng như kê đơn thuốc phù hợp.
Tuy nhiên hầu hết các bệnh ngứa ngoài da đều không nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Thế nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người mắc phải. Ngứa, da bị nổi sẩn dẫn đến mất tự tin. Nó còn có thể để lại những vết sẹo không thẩm mĩ trên da.
4. Làm thế nào để điều trị?
4.1 Khám bác sĩ da liễu
Cách tốt nhất đề điều trị các bệnh về da là đến gặp bác sĩ da liễu. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra lộ trình điều trị cụ thể cho bạn. Giúp bạn có thể cải thiện tình trạng da một cách tốt nhất.
Tuy nhiên cũng có một số bệnh ngoài da không có cách điều trị hoàn toàn. Các phương pháp chỉ có tác dụng ổn định và cải thiện tình trạng bệnh.
Dưới đây là môt số lưu ý để bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình.
4.2 Tẩy tế bào chết thường xuyên.
Bạn có thể thực hiện tẩy tế bào chết từ 2 – 3 lần/tuần tùy thuộc vào tình trạng da của mình. Có thể sử dụng tẩy da chết vật lý (dạng hạt hoặc dạng gel), hoặc sử dụng tẩy da chết hóa học (AHA, BHA). Tẩy da chết vật lý giúp làm sạch lớp tế bào chết ở trên bề mặt da, từ đó làm thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế tình trạng tích tụ tế bào chết, bụi bẩn làm sản sinh vi khuẩn. Tẩy tế bào chết hóa học giúp làm sạch sâu, kích thích sản sinh tế bào da mới.