Nguyên lý kem chống nắng bảo vệ da như thế nào?
Trước khi đi vào tìm hiểu đáp án cho câu hỏi: Ở nhà có nên dùng kem chống nắng hay không? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần biết về kem chống nắng nhé!
Kem chống nắng được các chuyên gia da liễu đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất. Chúng giúp bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Vậy cơ chế bảo vệ da của kem chống nắng diễn ra như thế nào?
Các loại kem chống nắng và cơ chế
Hiện nay, trên thị trường các sản phẩm kem chống nắng được phân loại ra thành 3 loại như sau:
- Kem chống nắng vật lý: Hay còn được gọi với tên gọi khác là kem chống nắng vô cơ. Kem chống nắng vật lý gồm thành phần chống nắng chính là các chất vô cơ gồm: Zinc Oxide và Titanium Dioxide. Kem chống nắng dạng vật lý bảo vệ da nhờ nguyên lý tạo lớp màng bảo vệ trên da. Lớp màng này có tác dụng như một lớp màng chắn giúp phản xạ lại các tia UVA, UVB. Nhờ vậy, các tia tử ngoại có trong ánh nắng không thể xâm nhập và gây hại cho da.
- Kem chống nắng hóa học: Thành phần chính thường thấy trong kem chống nắng dạng hóa học gồm: Avobenzone, Oxybenzone, Sulisobenzone…. Khi được sử dụng trên da, kem chống nắng hóa học tạo ra một lớp màng hóa học. Khác với lớp màng phản xạ của kem chống nắng vật lý. Lớp màng hóa học này sẽ bảo vệ da bằng cách hấp thụ và phân hủy tia tử ngoại. Nhờ vậy, tia tử ngoại không thể xâm nhập vào bề mặt da.
- Kem chống nắng lai: Đây là loại kem chống nắng được kết hợp giữa các hoạt chất chống nắng hóa học và vật lý. Nhờ vậy, kem chống nắng lai sẽ khắc phục những nhược điểm của kem chống nắng vật lý và hóa học. Tuy nhiên, hiện tại các nghiên cứu về hiệu quả của kem chống nắng lai còn đang gây nhiều tranh cãi.
Kem chống nắng dạng vật lý hay hóa học tốt hơn?
Rất khó có thể trả lời câu hỏi: kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học tốt hơn? Mỗi dạng kem chống nắng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy thuộc vào tình trạng da và nhu cầu sử dụng kem chống nắng. Bạn có thể lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp.
Ví dụ:
- Với làn da nhạy cảm, dễ kích ứng, kem chống nắng vật lý sẽ an toàn và nhẹ dịu hơn. Tuy nhiên, kem chống nắng vật lý sẽ “nặng” mặt hơn và dễ để lại vệt trắng.
- Với làn da dầu kem chống nắng hóa học sẽ có lợi thế hơn do kết cấu mỏng nhẹ, dễ dàng thẩm thấu vào da. Tuy nhiên, kem chống nắng hóa học gây cay mắt và sẽ tạo cảm giác hơi nóng khi dùng trên da.
3 thắc mắc thường trực về kem chống nắng
Dưới đây là một số thắc mắc thường trực của các chị em khi sử dụng kem chống nắng. Cùng các chuyên gia của Dermalogica giải đáp nhé!
Thắc mắc 1: Kem chống nắng có thể bảo vệ da tuyệt đối hay không?
Câu trả lời là Không. Kem chống nắng là phương pháp bảo vệ hữu hiệu nhất nhưng không tuyệt đối. Khi tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trực tiếp, bạn cần kết hợp thêm các phương pháp bảo vệ da khác như áo, mũ, găng tay… để chống nắng.
Thắc mắc 2: Có thể sử dụng một loại kem chống nắng cho cả mặt và cơ thể?
Làn da cơ thể và da mặt có cấu trúc khác nhau. So với da mặt, làn da cơ thể khỏe mạnh hơn rất nhiều. Vì vậy, các sản phẩm chống nắng dành cho da mặt bạn có thể sử dụng cho da cơ thể. Nhưng ngược lại, sản phẩm kem chống nắng cho cơ thể không thể dùng cho mặt. Vì chúng hoàn toàn có thể gây kích ứng cho da mặt.
Thắc mắc 3: Ở nhà có nên dùng kem chống nắng không?
Nếu ở nhà, bạn chỉ có thể không sử dụng kem chống nắng trong điều kiện các cửa nhà được che tối hoàn toàn với gỗ và rèm cửa dày. Ánh nắng hoàn toàn có thể đâm xuyên qua cửa kính, rèm cửa và phản xạ với nền gạch và tác động trên da của bạn. Điều này khiến làn da của bạn sạm đen đi đáng kể.
Vì vậy, khi ở nhà bạn vẫn nên sử dụng kem chống nắng. Và nên lựa chọn những kem chống nắng có chỉ số SPF vừa phải khoảng từ 30 – 35.