1. Nguyên nhân da đen sạm
Có khi nào bạn thắc mắc vì sao tự nhiên da bị sạm đen hay không? Đâu là những tác nhân khiến làn da đang ở trạng thái màu sắc bình thường bỗng trở nên đen sạm? Cùng dược sĩ Omi tìm hiểu nhé.
1.1. Nguyên nhân da mặt sạm đen là gì?
Tại sao da lúc trắng lúc đen? Da sạm đen vì sao? Dưới đây là những nguyên nhân giúp bạn lý giải hai câu hỏi mà rất nhiều người cũng quan tâm.
Tiếp xúc với ánh sáng xanh: tình trạng da sạm đen do tiếp xúc với ánh sáng xanh tỏa ra từ các thiết bị điện tử thường gặp nhất ở đối tượng là dân văn phòng. Mỗi ngày, họ thường xuyên phải làm việc với máy tính, điện thoại từ 8 tiếng trở lên. Ánh sáng xanh không chỉ gây hại cho mắt mà còn làm ảnh hưởng xấu tới da.
Thường xuyên thức khuya: thức khuya không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn làm cho da của bạn sạm đi trông thấy. Thức khuya dẫn tới rối loạn chức năng gan và quá trình sản sinh các hắc tố melanin.
Rối loạn nội tiết tố: tình trạng da đen sạm do rối loạn nội tiết tố thường gặp ở cả nam và nữ sau độ tuổi 40 hoặc phụ nữ trong thời gian mang thai. Hoạt động của các hormone trong cơ thể như estrogen hay progesterone đều có mối quan hệ với sắc tố da melanin.
Tiếp xúc với tia UV: trong ánh nắng mặt trời có chứa lượng tia UV (tia tử ngoại) cực kỳ lớn. Tia UV khi chiếu vào da sẽ phá hủy các lớp biểu bì, dẫn tới da phải kích hoạt cơ chế tự bảo vệ bằng cách sản sinh ra melanin. Chưa kể tia UV còn gây cháy da, dẫn tới da đen sạm, cháy nắng loang lổ. Nguyên nhân da mặt sạm đen ở nam giới đa số đều do tia UV gây ra.
Da thiếu ẩm: da khô, ít dầu dẫn tới da nhăn nheo và dễ bị sạm nám.
1.2. Da sạm đen là bệnh gì?
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì da mặt tự nhiên bị sạm đen có thể là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh như:
Bệnh gan: những người bị viêm gan hoặc xơ gan thường xuất hiện quầng thâm quanh mắt. Chức năng gan kém khiến cho lượng hắc tố melanin sinh sản quá mức.
Thiếu máu: thiếu máu không chỉ khiến cho da bạn trở nên nhợt nhạt mà thậm chí còn đen sạm, khô ráp, sần sùi do máu không vận chuyển đủ oxy tới các tế bào.
Huyết áp thấp: những người huyết áp thấp da thường xanh xao, khả năng tuần hoàn máu kém dẫn tới mất ngủ nên da bị sạm đen.
1.3. Biểu hiện da sạm đen thường gặp
Với các nguyên nhân kể trên, khi da đen sạm thiếu sức sống, bạn sẽ thấy da có thêm các biểu hiện như:
- Da đen sạm sần sùi
- Da sạm đen và mụn
- Da sạm đen không đều màu
- Da sạm đen lỗ chân lông to
Với mỗi tình trạng kể trên, chúng ta sẽ có cách chăm sóc da mặt bị sạm đen khác nhau. Nếu là sạm da do bệnh lý hay thay đổi nội tiết thì bạn nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Nếu da sạm đen do các yếu tố bên ngoài cơ thể như ánh sáng, độ ẩm,…thì chúng ta có thể cải thiện được bằng các phương pháp chăm sóc da.
2. Cách chăm sóc da mặt bị sạm đen
Da mặt bị sạm đen khiến bạn tự ti và khó chịu mỗi lần soi gương. Vậy thì thử ngay các cách chăm sóc da mặt bị sạm đen mà dược sĩ Omi gợi ý nhé.
2.1. Cách khắc phục làn da đen sạm
Trước tiên, bạn cần phải xác định nguyên nhân khiến da bạn bị sạm đen là gì. Nếu lý do gây sạm da là do ánh nắng mặt trời thì bạn cần phải thoa kem chống nắng thường xuyên vào mỗi buổi sáng. Ngay cả khi trời không có nắng thì tia UV vẫn có trong không khí mà bằng mắt thường bạn không thể quan sát được. Chính vì thế, bạn hãy chăm chỉ sử dụng kem chống nắng ở bước skincare cuối cùng vào mỗi buổi sáng nhé.