Da nhạy cảm nhận biết như thế nào?
Da nhạy cảm có thể xuất hiện trên nhiều vùng da nhưng dễ thấy nhất là vùng da mặt. Tình trạng da nhạy cảm xuất hiện khi hàng rào chức năng tự nhiên của da mất khả năng bảo vệ, quá trình mất nước giữa các biểu bì diễn ra quá mức và các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào trong da. Đặc biệt khi vùng da mặt tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, tia UV, ô nhiễm, một số thành phần trong mỹ phẩm và chất làm sạch sẽ khiến cho tình da nhạy cảm trở nên nặng hơn.
Triệu chứng của da nhạy cảm như thế nào?
Chúng ta dễ dàng nhận thấy da nhạy cảm có nhiều điểm giống với làn da khô. Tuy nhiên, da khô chính là giai đoạn đầu tiên chuyển thành da nhạy cảm. Các triệu chứng dễ nhận thấy nhất của da nhạy cảm là:
- Da bong tróc, phát ban
- Da xuất hiện mẩn đỏ, sưng, có đóng vảy, da sần sùi kém mịn màng
- Ngứa da, nóng, cảm giác căng trên da mặt và dễ bị kích ứng
Những người có làn da nhạy cảm thường dễ kích ứng với các yếu tố bên ngoài, chỉ cần lựa chọn mỹ phẩm không phù hợp sẽ khiến tình trạng da bị kích ứng từ vài giờ đến vài ngày. Việc chăm sóc da nhạy cảm cần chú ý rất kĩ để không mang lại cảm giác khó chịu cho da. Nguyên nhân khiến da nhạy cảm và cách chăm sóc
Đâu là nguyên nhân cho da mặt trở nên nhạy cảm?
Da nhạy cảm là do các đầu dây thần kinh của lớp biểu bì bị kích thích, hàng rào tự nhiên bảo vệ da bị tổn thương dẫn đến làn da trở nên nhạy cảm hơn so với các làn da khác. Nguyên nhân phổ biến của da nhạy cảm bao gồm:
- Tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời
- Tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí
- Thường xuyên thay đổi nhiệt độ
- Tiếp xúc với thời tiết lạnh
- Nước cứng có chứa hàm lượng cao các khoáng chất như sắt, magie, canxi và có độ kiềm cao
- Rửa mặt với nước rất nóng
- Thiếu ngủ
- Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai hoặc kỳ kinh nguyệt
- Thức quá khuya và căng thẳng
- Tiếp xúc với chất clo có trong bể bơi
- Da khô
- Da bị mất nước
- Chế độ ăn và dưỡng ẩm
- Quần áo và đồ trang sức
- Các hóa chất trong mỹ phẩm
- Chất tẩy rửa gia dụng Nguyên nhân khiến da nhạy cảm và cách chăm sóc
Da nhạy cảm và cách chăm sóc như thế nào?
Lập danh sách các chất dễ gây kích ứng da
Bạn sẽ không thể biết làn da nhạy cảm của mình dễ bị kích ứng với các thành phần nào trong mỹ phẩm. Vì thế trước khi chọn một sản phẩm nào đó, hãy chắc chắn rằng bạn đã thử sản phẩm trên vùng da mỏng ở dưới cằm hoặc mặt trong cánh tay trong 48 tiếng. Nếu có bất cứ dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa thì bạn nên tránh xa sản phẩm đó.
Luôn tẩy trang hàng ngày
Dù bạn thuộc loại da nào thì tẩy trang hàng ngày luôn là điều cần thiết. Chăm sóc da nhạy cảm đúng cách vừa giúp làm sạch da vừa tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất từ các bước chăm sóc da khác. Các loại tẩy trang dạng nước sẽ an toàn hơn cho da nhạy cảm. Nguyên nhân khiến da nhạy cảm và cách chăm sóc
Da nhạy cảm nên rửa mặt như thế nào?
Mỗi ngày, bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần vào sáng và tối. Rửa mặt nhiều quá sẽ khiến cho da dễ bị khô và mất nước hơn. Bạn nên chọn các sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ và tăng cường độ ẩm để làm sạch và không bị khô da sau rửa mặt.
Cấp nước và dưỡng ẩm cho da nhạy cảm
Cấp nước và dưỡng ẩm cho da nhạy cảm vùa giúp da thêm căng mịn vừa giúp da khoẻ mạnh, tươi sáng và chống lại các tác nhân gây ảnh hưởng đến da từ bên ngoài. Xịt khoáng cho da nhạy cảm mỗi ngày hoặc khi cần thiết để da không bị khô.
Sử dụng kem chống nắng hàng ngày
Bạn nên thoa kem chống nắng mỗi khi đi ra ngoài vì làn da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng khi tiếp xúc lâu dưới ánh nắng gắt và tia UV. Kem chống nắng bạn cần chọn loại không có hương liệu và phù hợp với da nhạy cảm để không bị kích ứng khi sử dụng.
Cần bằng da bằng nước hoa hồng
Nước hoa hồng rất tốt cho da nhạy cảm do có đặc tính làm mát tự nhiên, làm se da, sát trùng và cân bằng độ PH trên da, giúp cho da không bị quá nhờn hoặc quá khô. Sử dụng nước hoa hồng thường xuyên sẽ ngăn nếp nhăn da và se khít lỗ chân lông. Trước khi ngủ, bạn có thể xịt một ít nước hoa hồng và vỗ nhẹ nhàng trên da.
Chế độ ăn khoa học
Mỗi ngày bạn nên uống đủ 2 lít nước và tăng cường các loại thực phẩm có lợi cho da nhạy cảm như:
- Cân bằng vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chất béo có lợi, Omega3.
- Các thực phẩm giàu vitamin C giúp ngăn chặn tia tử ngoại rất tốt
- Hạn chế ăn các đồ ăn cay, nóng, đồ hải sản
- Không ăn nhiều các loại gia vị như đừng, bột ngọt
- Tăng cường các loại thực phẩm chống viêm như tỏi, gừng, dầu oliu, anh đào chua, rau bina…