Mụn đầu đen là gì và giải đáp chi tiết từ chuyên gia
Mụn đầu đen xuất hiện khi bạn nhận thấy các nốt đen nhỏ, lấm chấm và lỗ chân lông to hơn. Bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết đây còn được gọi là mụn trứng cá dạng hở, tuy nhiên chúng thường khó xử lý và cứng đầu hơn.
Dạng mụn này thường xuất hiện ở đầu mũi, tiếp sau đó lan sang cằm và hai bên má, đây đều là những khu vực da có nhiều bã nhờn và lỗ chân lông to. Cụ thể mụn hình thành khi các lỗ nang lông trên bề mặt da bị tắc nghẽn do vi khuẩn và tế bào chết khiến lượng dầu sản sinh không thoát được ra ngoài. Lúc này đầu mụn bị oxy hóa do tiếp xúc với không khí, dần chuyển thành màu đen đặc trưng hoặc nâu sẫm.
Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng mụn trứng cá dạng hở này là chúng không gây đau, không gây viêm như những dạng mụn thông thường khác. Bên cạnh đó, mụn cũng không nổi lên trên bề mặt mà ẩn sâu dưới da, rất khó nặn.
Tổng hợp 5 nguyên nhân gây mụn đầu đen phổ biến
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mụn đầu đen hình thành và phát triển. Có thể bắt nguồn từ ảnh hưởng của yếu tố môi trường hoặc do các vấn đề trong cơ thể. Hiểu biết về nguyên nhân giúp việc điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Dưới đây là tổng hợp top 5 nguyên nhân chính khiến loại mụn này hình thành theo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
- Tuyến bã nhờn hoạt động quá nhiều: Sự hoạt động liên tục của tuyến bã nhờn có thể dẫn tới tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Bã nhờn cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và bụi bẩn bám lại, sinh ra mụn đầu đen.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên sử dụng thức ăn cay nóng, có chứa nhiều dầu mỡ, uống quá nhiều rượu bia và nước ngọt cũng là nguyên nhân mụn đầu đen phát triển. Lý do là bởi nhóm thực phẩm này sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn.
- Uống ít nước: Không cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày cũng là một trong số những nguyên nhân gây hình thành mụn trứng cá dạng hở. Lý do là bởi nước giúp làm sạch, đào thải chất bã nhờn và bụi bẩn ở trên da mặt nhờ tuyến mồ hôi.
- Chế độ nghỉ ngơi và làm việc chưa hợp lý: Thức khuya, ngủ không đủ giấc, stress cũng là nguyên nhân khiến mụn đầu đen hình thành. Bên cạnh đó chị em tới chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố thay đổi làm lỗ chân lông tiết quá nhiều bã nhờn cũng có thể sinh ra mụn đầu đen.
- Lạm dụng thuốc: Sử dụng một số loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc dùng các loại mỹ phẩm có chứa thành phần gây hại da cũng khiến lỗ chân lông phải hoạt động mạnh mẽ hơn. Từ đó gây hình thành mụn đầu đen.
Nhìn chung nguyên nhân khiến mụn trứng cá dạng hở hình thành xuất phát từ việc chăm sóc da chưa đúng cách và lối sống thiếu lành mạnh. Nắm bắt được điều này sẽ giúp chị em tìm ra phương pháp điều trị triệt để và hiệu quả nhất.
Bị mụn đầu đen phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả
Tùy theo tình trạng cụ thể và vị trí mụn đầu đen ở má, mũi hay khu vực nào để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, Tây y, Đông y và các mẹo dân gian đều có thể áp dụng để loại bỏ tình trạng này.
Phương pháp Tây y
Các phương pháp Tây y thường được nhiều chị em lựa chọn để chữa mụn đầu đen. Đặc biệt đây là giải pháp cho những trường hợp mụn nhiều, nặng và hình thành do yếu tố cơ địa.
Thông thường sau khi đánh giá tình trạng, nguyên nhân cụ thể bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp cho từng đối tượng. Chị em có thể được chỉ định sử dụng thuốc hoặc các loại mỹ phẩm chuẩn y khoa để ngăn chặn và loại bỏ mụn đầu đen.
Bên cạnh đó các spa hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu cũng có thể giúp chị em nặn mụn, loại bỏ chúng đúng cách để giảm nguy cơ lan rộng.
Các loại thuốc phổ biến được sử dụng trong điều trị mụn đầu đen:
- Loại thuốc Tretinoin.
- Thuốc có chứa Axit Salicylic.
- Thuốc với thành phần là Benzoyl Peroxide.
- Thuốc có chứa Tretinoin, Adapalene và tazarotene.
Ngoài ra chị em cũng có thể sử dụng thêm một số loại mỹ phẩm để trị mụn đầu đen. Tuy nhiên cần lưu ý chọn lựa sản phẩm chất lượng, đã được cấp giấy phép, đồng thời sử dụng đúng quy trình. Một số loại mỹ phẩm được khuyến khích nên sử dụng để trị loại mụn này là:
- Nước tẩy trang: Tác dụng làm sạch các bụi bẩn ở trên da, chị em nên lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần tự nhiên, dịu nhẹ và êm ái cho da.
- Sữa rửa mặt cấp ẩm: Có thể sử dụng các dòng sản phẩm có độ pH từ 5 – 7 hoặc chứa thành phần axit salicylic.
- Tẩy da chết: Chị em nên thực hiện việc tẩy da chết mỗi tuần từ 2 đến 3 lần. Lưu ý là với trường hợp mụn đầu đen ở mũi nên sử dụng các loại có chứa thành phần AHA và BHA.
Điều trị bằng Đông y
Như đã nói ở trên nguyên nhân gây ra tình trạng mụn đầu đen bên cạnh các yếu tố môi trường bên ngoài còn có một số tác động từ bên trong khiến làn da bạn yếu đi, tạo điều kiện hình thành mụn. Chính vì thế để điều trị mụn từ bên trong chị em có thể lựa chọn giải pháp Đông y.
Bài thuốc chủ yếu sử dụng các thảo dược lành tính, an toàn, giúp thanh mát cơ thể, giải độc gan và cân bằng nội tiết từ bên trong. Từ đó cho tác dụng lâu dài và hiệu quả trị mụn tận gốc.
Chị em có thể kết hợp các thảo dược đương quy, sinh địa, đẳng sâm, tang bạch bì, diệp hạ châu, kim ngân hoa, sâm quy và những dược liệu tốt cho da khác. Bài thuốc từ những dược liệu này có thể sử dụng cho cả trường hợp bị mụn đầu đen ở tuổi dậy thì.
Để đạt được hiệu quả cao nhất khi áp dụng bài thuốc Đông y trị mụn đầu đen thì người bệnh cần thật kiên trì. Việc bỏ dở liệu trình giữa chừng có thể khiến kết quả không được như mong muốn.
Mẹo dân gian trị mụn đầu đen
Với các trường hợp bị mụn đầu đen nhẹ, mật độ không quá dày đặc và mụn không quá sâu thì có thể áp dụng các mẹo dân gian ngay tại nhà. Cũng cần phải lưu ý thêm rằng với tình trạng mụn dày đặc thì đây chỉ là giải pháp hạn chế phần nào và khó đạt được hiệu quả triệt để.
Dưới đây là một số mẹo dân gian có thể thực hiện ngay tại nhà để ngăn chặn mụn đầu đen phát triển.
- Trứng gà: Phương pháp khá đơn giản bạn chỉ cần sử dụng lòng trắng trứng gà đánh bông, thêm một chút nước cốt chanh. Hỗn hợp này dùng để đắp lên vị trí bị mụn, sau khi khô hẳn thì lột bỏ và vệ sinh da bằng nước uống.
- Kem đánh răng: Trong kem đánh răng có chứa silica, hiệu quả trong kháng viêm và có thể giúp mụn đầu đen bị đẩy ra ngoài. Cách làm đơn giản là sử dụng kem đánh răng quét lên đầu lông bàn chải, sau đó chà lên vùng da có mụn, sau 20 phút rửa sạch với nước.
- Sử dụng tỏi: Trong tỏi có chứa thành phần kháng viêm hiệu quả, dùng tỏi để loại bỏ mụn đầu đen được nhiều người đánh giá cao. Tỏi đem bóc bỏ vỏ, ép lấy nước sau đó trộn nước ấm với một chút nước ấm. Hỗn hợp thu được bạn bôi lên vùng da bị mụn, sau khoảng 10 phút thì rửa lại với nước.
Bị mụn đầu đen có nên nặn không?
Hình ảnh mụn đầu đen trên mũi gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, dẫn tới tâm lý tự ti cho người mắc. Nhiều chị em băn khoăn không biết có nên nặn mụn đầu đen hay không. Tự ý nặn mụn đầu đen là điều không nên do vị trí của chúng nằm dưới bề mặt da.
Khi dùng một tay đẩy, cồi mụn khó có thể bạt lên khỏi da. Nếu bạn sử dụng cả 2 ngón tay ấn xuống có thể gây đau và nhân mụn cũng không thể loại bỏ hết. Ngoài ra các chuyên gia cho rằng việc tự ý xử lý mụn tại nhà không đúng cách có thể dẫn tới tổn thương da hoặc gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Các bác sĩ da liễu cũng khuyến cáo không nên dùng tay để nặn mụn. Trong trường hợp bạn đang sử dụng các phương pháp chữa mụn đầu đen ngay tại nhà, sau khi nhân mụn đã trồi lên, bạn có thể dùng cây nặn mụn hoặc tăm bông để loại bỏ chúng, hạn chế viêm nhiễm.
Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa mụn hiệu quả
Để tránh tình trạng mụn đầu đen xuất hiện, vừa gây mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng tới giao tiếp, chị em cần bắt đầu thay đổi những thói quen không tốt của bản thân. Lý do là bởi lối sống hàng ngày và ăn uống đều liên quan trực tiếp tới sự gia tăng của loại mụn này.
Tham khảo những yếu tố sau đây để phòng ngừa mụn:
- Tẩy trang và vệ sinh da kỹ càng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Lựa chọn các loại mỹ phẩm dịu nhẹ, có thành phần thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng.
- Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hạn chế tới những địa điểm có nhiều khói bụi hoặc môi trường bị ô nhiễm.
- Chị em nên uống nhiều nước, từ 2 đến 2,5 lít nước/ngày.
- Hạn chế việc sử dụng các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, nước có gas, bia, rượu.
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế thức khuya, dành thêm thời gian để thư giãn.
- Vệ sinh chăn, gối, ga nệm để tránh bụi bẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập.
- Hạn chế việc trang điểm quá dày và liên tục vì chúng có thể là nguyên nhân hình thành mụn đầu đen trên mũi hoặc các khu vực khác.