– Dị ứng son môi: Trường hợp bạn tô son môi lem ra da mép môi, sáp son hoặc chì trong son có thể gây kích ứng da, tắc nghẽn lỗ chân lông gây nổi mụn.
– Bệnh liên quan đến đường miệng: Nhiệt miệng, lở miệng, bệnh tay chân miệng… có thể gây mụn trong và bên ngoài miệng. Lúc này, bạn cần tìm đến bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được hướng dẫn sử dụng thuốc bôi.
– Căng thẳng kéo dài: Stress quá mức kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, theo thời gian gây tắc lỗ chân lông kéo theo mụn. Bạn càng stress, tình trạng mụn sẽ càng nặng thêm.
– Rối loạn hệ thống nội tiết: Những bạn nữ tuổi dậy thì, đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc phụ nữ mang thai thường bị mất cân bằng nội tiết tố. Sự thay đổi này khiến quá trình trao đổi chất ở da bị rối loạn, da dễ kích ứng dẫn đến mụn.
– Da tiết nhiều dầu nhờn: Vùng da quanh miệng rất dễ tiết dầu nhờn, nếu không làm sạch sẽ khiến nang lông bị viêm dẫn đến mụn.
– Chế độ ăn thiếu khoa học: Các món ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ khiến lượng đường trong máu tăng lên, cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn. Điều này thúc đẩy da sản xuất nhiều dầu nhờn – nguyên nhân chủ yếu gây mụn.
– Không vệ sinh miệng sau khi ăn: Nguyên nhân xuất hiện mụn chủ yếu do quy trình vệ sinh da không đảm bảo. Đối với vùng da quanh miệng, nếu dính dầu mỡ, nước mắm… mà không được làm sạch cũng sẽ khiến mụn sinh sôi.
Mụn ở mép môi thường là loại mụn nào?
– Mụn rộp: Đây là những vết phồng rộp nhỏ khu vực mép môi, tạo thành vùng mụn nhỏ. Đây là loại mụn phổ biến nhất khu vực mép môi, mụn có thể trở nặng và vỡ ra, bên trong có dịch. Mụn rộp cũng có thể đi kèm với sưng hạch, sốt, đau họng, chảy nước dãi… Mụn rộp dễ xuất hiện nhất khi bạn dị ứng thực phẩm, vùng miệng không được vệ sinh sạch sau khi ăn…
– Mụn nước: Mụn nước nổi lên trên bề mặt da, bên trong có dịch (thường là dịch trong, một số trường hợp viêm nhiễm sẽ có dịch mủ). Mụn có kích thước lớn, gây ngứa, nóng quanh vùng mụn. Mụn nước xuất hiện có thể do dị ứng, côn trùng cắn, nhiễm khuẩn kim loại, hóa chất, ô nhiễm môi trường…
– Mụn trứng cá: Loại mụn này thường mọc ở vùng má, trán và mũi hơn, tuy nhiên một số trường hợp mụn trứng cá cũng có thể xuất hiện ở mép môi.
Mụn ở mép môi bị đau sưng đỏ vì sao?
Mụn ở mép môi cũng bị sưng tấy, nổi mẩn đỏ trong trường hợp mụn đã trở nặng hoặc có thể đã có dấu hiệu viêm nhiễm. Nếu mụn mép môi thuộc dạng mụn rộp, mụn trứng cá thì rất có thể bạn sẽ bị sưng đỏ ngay từ đầu. Mụn nước sẽ ít bị đỏ da hơn nhưng cũng sẽ bị sưng và gây ngứa rất khó chịu. Bạn cần xử lý mụn ngay và điều trị triệt để để tránh bị đỏ tấy, sưng miệng.
Mụn ở mép môi có dễ trị hay không?
Mỗi vị trí mọc mụn sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, tùy vào tình trạng da mụn và loại mụn mà bạn đang gặp phải. Thông thường, khi mụn mọc ở mép môi, bạn cần cẩn thận khi thoa các sản phẩm trị mụn để tránh dính vào bên trong miệng, phòng trường hợp nuốt phải. Vùng da quanh miệng cũng khá nhạy cảm, bạn chú ý không đắp mặt nạ quá lâu. Để trị dứt điểm mụn ở mép môi, bạn cần thực hiện đúng quy trình, đều đặn đến khi loại bỏ mụn hoàn toàn.
Cách trị mụn ở mép môi hiệu quả
Trị mụn ở môi bằng sữa chua
– Ngoài công dụng dưỡng trắng, sữa chua còn giúp diệt khuẩn để loại bỏ mụn, đồng thời kích thích quá trình lành vết mụn. Bạn nên chọn loại sữa chua không đường sẽ an toàn cho da và mang lại đúng hiệu quả trị mụn hơn. Chăm sóc da với sữa chua như sau:
– Thoa trực tiếp sữa chua không đường lên phần mép môi bị mụn, massage 2 – 3 phút rồi rửa lại với nước sạch.Trộn sữa chua không đường cùng lòng trắng trứng/chanh tươi hoặc mật ong để thoa lên mép môi, massage 1 phút rồi để nguyên 5 phút sau rửa mặt.
Trị mụn ở môi bằng nha đam
Nha đam có các tinh chất giúp giảm viêm, giảm sưng đỏ, kích thích tái tạo tế bào da mới. Ngoài trị mụn, nha đam cũng hỗ trợ se khít lỗ chân lông, làm sạch và mềm da. Nha đam khá lành tính nên không gây kích ứng vùng da quanh môi. Bạn trị mụn bằng nha đam như sau:
– Đắp trực tiếp phần ruột nha đam lên vùng da bị mụn.
– Hoặc có thể xay nhuyễn nha đam đắp toàn mặt, massage vùng da có mụn 1 – 2 phút.
– Sau khoảng 10 phút bạn rửa sạch mặt để thông thoáng lỗ chân lông.
Trị mụn ở môi bằng chanh tươi
Chanh tươi có tính axit cao và kèm theo vitamin C giúp diệt khuẩn, làm sáng da. Sử dụng chanh tươi để trị mụn giúp bạn vừa loại bỏ bụi bẩn, thông thoáng lỗ chân lông, làm đều màu da và se khít lỗ chân lông nhanh chóng. Tuy vậy, chanh có hàm lượng axit cao nên bạn cần cẩn trọng khi sử dụng để tránh gây ra kích ứng. 2 bước trị mụn bằng chanh tươi như sau:
– Vắt ½ trái chanh lấy nước cốt chanh tươi.
– Thoa nước cốt chanh lên vùng mụn hoặc dùng bông tẩy trang thấm nước cốt chanh để đắp lên, sau 3 – 5 phút bạn rửa lại mặt. Nếu da quá nhạy cảm, bạn có thể pha nước cốt chanh với một thìa nước lọc để làm loãng mức độ axit.
Trị mụn ở môi bằng dưa leo
Dưa leo có vitamin B6, vitamin C nên có lợi cho da, trị được mụn và làm mát da sau mụn. Những bạn có làn da khô có thể áp dụng phương pháp trị mụn này để tẩy tế bào chết, giảm viêm, se lỗ chân lông và làm dịu da mụn. Nguyên liệu và cách làm cũng cực kỳ đơn giản:
– Rửa sạch dưa leo, cắt thành từng khoanh mỏng và đắp lên mặt, trong đó có phần da mụn ở mép môi.
– Hoặc bạn ép dưa leo lấy nước, thoa đều lên vùng da bị mụn và đợi đến khi khô thì rửa lại với nước sạch.
Trị mụn ở môi bằng tỏi
Tỏi không chỉ là nguyên liệu chế biến món ăn mà còn giúp trị mụn mép môi hiệu quả. Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, khử trùng để tiêu diệt mụn, giảm viêm, giảm sưng đỏ, lưu thông máu vùng da mụn. Tuy vậy, bạn chỉ nên sử dụng tỏi 1 lần/tuần để tránh gây kích ứng da. Bạn có thể sử dụng tỏi để trị mụn như sau:
– Vệ sinh vùng da quanh mụn.
– Cắt đôi 1 tép tỏi đã lột vỏ và rửa sạch, chà đoạn vừa cắt lên vùng da có mụn theo chiều kim đồng hồ.
– Bạn lưu ý chỉ chà thật nhẹ trong 1 – 2 phút rồi rửa sạch mặt, thoa kem dưỡng da.
Trị mụn ở môi bằng tinh bột nghệ
Curcumin trong nghệ được xem là “thần dược” diệt khuẩn, trị mụn và là thành phần chính của rất nhiều sản phẩm trị mụn. Tinh bột nghệ cũng giúp bạn làm mờ thâm sẹo sau mụn, không lo để lại khuyết điểm trên da mép môi. Cách trị mụn bằng bột nghệ như sau:
– Trộn tinh bột nghệ với nước ấm để thu được hỗn hợp sánh mịn.
– Thoa hỗn hợp này lên phần mép môi bị mụn, massage trong 30 giây – 1 phút.
– Để thư giãn 5 phút rồi bạn rửa sạch mặt với nước lạnh, thực hiện 1 – 2 lần/tuần để trị mụn hiệu quả.
Trị mụn ở môi bằng mật ong
Mật ong có khả năng ức chế vi khuẩn P.acnes và S.Aureus – 2 yếu tố gây mụn điển hình. Sử dụng mật ong để trị mụn ở mép môi cũng là một cách loại bỏ mụn và dưỡng da quanh môi mềm mại. Bạn lưu ý nên sử dụng mật ong nguyên chất, không nên pha loãng sẽ giảm tác dụng chăm sóc da. Cách làm như sau:
– Vệ sinh vùng da quanh miệng sạch sẽ, thấm khô nước.
– Thoa mật ong nguyên chất lên vùng da có mụn, massage nhẹ nhàng.
– Sau 5 – 10 phút bạn rửa sạch với nước lạnh.
Trị mụn ở môi bằng lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng chứa vitamin A, B và nhiều collagen, vừa có khả năng trị mụn, vừa cung cấp collagen cho da đàn hồi nhanh. Lòng trắng trứng có mùi hơi tanh nên bạn thoa lên vùng mép môi cẩn thận, tránh để dính vào miệng sẽ gây khó chịu. Sau khi thoa một lớp mỏng, bạn massage nhẹ nhàng 30 giây rồi thoa thêm một lớp khác, để 5 phút sau là có thể rửa mặt.
Trị mụn ở môi bằng bột trà xanh
Bột trà xanh là nguyên liệu chăm sóc da quen thuộc giúp ngăn ngừa lão hóa. Thế nhưng, bạn có biết bột trà xanh có tính kháng khuẩn rất tốt? Thoa bột trà xanh lên vùng da có mụn giúp diệt khuẩn nhanh chóng, loại bỏ mụn và hồi phục da. Cách làm mặt nạ bột trà xanh như sau:
– Trộn 1 thìa bột trà xanh với nước ấm, đổ nước từ từ và khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp đặc sệt.
– Đắp hỗn hợp trà xanh lên vùng mép môi đang có mụn.
– Sau 5 – 10 phút, bạn có thể rửa lại với nước lạnh.
Trị mụn ở môi bằng kem trị mụn
Một số dạng mụn do nguyên nhân nhiệt, lở, bệnh tay chân miệng… cần sự can thiệp của dược phẩm. Bạn có thể hỏi ý kiế n bác sĩ da liễu hoặc dược sĩ để được tư vấn loại thuốc/kem trị mụn phù hợp với tình trạng da hiện tại. Để trị mụn dứt điểm, bạn tìm hiểu kỹ thành phần kem trị mụn để tránh các dạng chất khiến da dị ứng.
Trị mụn ở mép môi cần lưu ý gì?
– Luôn rửa sạch mặt và vùng mép môi trước và sau khi thoa bất kỳ sản phẩm trị mụn nào.
– Chọn sản phẩm trị mụn phù hợp với làn da, tình trạng mụn, ưu tiên thành phần lành tính cho da.
– Không để các tinh chất trị mụn dính vào vùng miệng để tránh nuốt phải.
– Kiên trì thực hiện đến khi hết mụn hoàn toàn để tránh lây lan mụn.
– Không sờ tay lên vùng mụn hay tự ý cạy, nặn, bóp mụn.
– Hạn chế dùng son môi hay các mỹ phẩm khác lên vùng mụn trong thời gian có mụn.\
– Rửa vùng mụn bằng nước muối sinh lý loãng hằng ngày.
Cách ngăn ngừa mụn ở mép môi hiệu quả
– Luôn vệ sinh mặt sạch sẽ, nhớ lau miệng kỹ sau khi ăn.
– Chọn son môi chất lượng, không chứa thành phần gây hại.
– Ăn uống lành mạnh, nạp thêm nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất từ rau củ, trái cây.
– Uống đủ nước mỗi ngày.
– Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc món ăn quá ngọt.
– Bỏ thói quen cắn môi, liếm môi.
– Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi.
Trị mụn ở mép môi và các câu hỏi liên quan
Mụn bọc ở mép môi có dễ trị hay không?
Mụn bọc có thể xuất hiện ở mép môi gây ra sưng to, nổi đỏ, ngứa rất khó chịu. Thông thường, mụn bọc cũng mang theo phần dịch mủ bên trong. Nếu không được xử lý kịp thời, mụn bọc vỡ ra dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng. Nếu có dấu hiệu mụn bọc, bạn cần giải quyết ngay, có thể chườm đá để bớt sưng, sau đó sử dụng các sản phẩm trị mụn.
Mụn ở mép môi có để lại thâm không?
Mụn ở bất kỳ vị trí nào trên da đều có thể để lại thâm hoặc sẹo. Nếu không giữ gìn cẩn thận hoặc xử lý triệt để, vết thâm sẽ xuất hiện với màu sắc đậm – nhạt khác nhau. Sau khi loại bỏ mụn, bạn nên tiếp tục thực hiện các phương pháp chăm sóc da giúp làm đều màu da trở lại.