Trị nám bằng lăn kim là gì ?
Nám da là tình trạng xuất hiện các đốm sậm kích thước tùy từng người, có thể lan rộng ra các vùng da khác trên mặt. Tình trạng này khiến nhiều người lo ngại và thiếu tự tin, nhất là phái đẹp. Do đó, mọi người luôn cố gắng tìm kiếm các phương pháp đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa và hạn chế nám.Lăn kim là phương pháp để trị liệu nám da mà nhiều người đã tin dùng.
Người ta sẽ dùng 1 bánh lăn với vài trăm đầu mũi kim lăn trên da với độ sâu vừa đủ để tạo ra những tổn thương giúp kích thích các tế bào sản sinh ra elastin và collagen. Cùng với đó, đồng thời sử dụng các sản phẩm dưỡng da đi kèm sẽ giúp tái tạo lại cấu trúc tế bào da, hạn chế và đào thải hắc tố melanin giúp da hạn chế nám và trở nên trắng sáng hơn.
Quy trình lăn kim điều trị nám da
- Bước 1 : Bác sĩ hay người thực hiện thủ thuật lăn kim sẽ tiến hành thăm khám để kiểm tra tình trạng làn da của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất
- Bước 2: Bệnh nhân sẽ được tẩy trang và tẩy tế bào chết để làm sạch da. Sau đó sẽ được xông hơi làn da để giãn nở lỗ chân lông cùng với sử dụng máy làm sạch sâu để lấy hết bụi bẩn hoàn toàn để quá trình lăn kim có hiệu quả hơn
- Bước 3:Tiếp đến bác sĩ sẽ dùng toner mát xa nhẹ để thẩm thấu vào da giúp da se khít lại lỗ chân lông sau khi xông hơi.
- Bước 4: Tiến hành ủ thuốc gây tê trên vùng da khoảng 30 phút
- Bước 5: Bác sĩ sẽ lăn kim bởi bánh lăn có những đầu kim kích thước siêu nhỏ từ 0.5mm đến 2.5mm, tùy từng mục đích sử dụng sẽ tương ứng với từng kích thước đầu kim khác nhau. Những mũi kim này được chứa trong bao niêm và được khử trùng rồi sau đó mới được lăn trên vùng da mặt để tạo ra các vết thương siêu nhỏ nhằm đánh lừa các tế bào cấu trúc da, giúp tái cấu trúc lại làn da tại những vùng được lăn kim .
- Bước 6: Sau khi tiến hành xong các quy trình thì bệnh nhân sẽ được thoa một lớp serum đặc trị giúp hỗ trợ quá trình hồi phục của da.
- Bước 7: Cuối cùng bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cho bệnh nhân quy trình dưỡng da và chăm sóc da tại nhà để nâng cao hiệu quả của lăn kim, tránh viêm nhiễm, giúp làm lành các vết thương hở đồng thời giúp những vết nám, tàn nhang hay mụn rỗ mờ đi đáng kể.
Đối tượng không nên lăn kim trị nám
Những người có làn da mỏng, nổi rõ mao mạch, da nhạy cảm có thể để lại sẹo nhất là sẹo rỗ vì khi lăn kim sẽ để lại các tổn thương nhẹ trên da với các lỗ nhỏ được tạo bởi đầu kim nếu những người có cơ địa dễ để lại sẹo, khó có thể tái tại lại các tổn thương “giả” này thì không những không thể trị được các vết nám mà còn khiến cho da sần sùi, nhiều sẹo rỗ hơn.
Những người phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng, không thể nghỉ ngơi hay tránh tiếp xúc với ánh nắng trong quá trình lăn kim vì quá trình hồi phục, bảo vệ da và dưỡng da sau khi thực hiện liệu trình lăn kim là một quá trình đặc biệt quan trọng nếu như muốn làn da mịn màng và mờ càng vết nám. Và khi mới vừa tiến hành lăn kim trên bề mặt da xong hoặc sau một thời gian ngắn khi da chưa kịp hồi phục cũng như đang trong trạng thái yếu ớt nhất mà còn phải chịu tác động của tia UV thì sẽ khiến da bị tổn thương nghiêm trọng, hơn nữa không chỉ không làm mờ được các vết nám sẵn có mà còn có thể làm da sạm, cháy nắng và xuất hiện các vùng nám mới nhiều hơn.
Những đối tượng đang xảy ra tình trạng mụn mủ, mụn sưng viêm hoặc những người mắc bệnh tiểu đường vì có tể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trên da khiến những khó lành những tổn thương dù nhẹ được tiến hành khi lăn kim đồng thời với những người có mụn mủ, mụn viêm khi lăn kim qua sẽ làm vỡ các nốt mụn này khiến viêm lan rộng những vùng lân cận làm da nổi nhiều mụn hơn.
Những trường hợp có suy giảm hệ miễn dịch hay các bệnh về máu như máu khó đông, suy giảm tiểu cầu,… vì để đề phòng các tình huống không lường trước được trong lúc tiến hành liệu trình.
Bệnh nhân dị ứng các sản phẩm hỗ trợ dùng kèm khi lăn kim.
Cách chăm sóc da sau khi lăn kim
Trong những ngày đầu vừa mới thực hiện thủ thuật thì chỉ nên lau mặt bằng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý. Trước khi rửa mặt, lưu ý nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn để tránh viêm nhiễm sau khi lăn kim.
Không nên trang điểm hay sử dụng các loại mỹ phẩm có thể gây kích ứng lên da trong thời điểm này. Bạn có thể bắt đầu trang điểm trở lại khi da hồi phục hoàn toàn.
Nên ở nhà, tránh ánh nắng mặt trời và bức xạ từ điện thoại, máy tính, TV,.. vì đây là thời điểm làn da yếu nhất, không thể chịu được những tác động từ bên ngoài, nhất là tia UV.