Vì sao bạn nên chăm sóc da sau khi nặn mụn?
Việc nặn mụn có thể mang lại cảm giác “sảng khoái” hay mất đi sự ti tự đối với người có mụn. Không chăm sóc da sau khi nặn mụn có thể có những ảnh hưởng sau:
- Khi nặn mụn để lại những lỗ nhỏ trên da, là nơi vi khuẩn có thể xâm nhập vào. Nếu không vệ sinh, chăm sóc da thì vi khuẩn xâm nhập để gây ra các phản ứng viêm, hình thành những nốt mụn mới.
- Khi nặn mụn, nhất là nặn bằng tay có thể để lại những vết xước, vết bầm đỏ trên da. Không chăm sóc da sau khi nặn thì nguy cơ bị tổn thương, để lại sẹo.
Vậy việc chăm sóc da sau khi nặn mụn có vai trò gì trong việc phục hồi da? Theo như kết quả phân tích đánh giá, sau khi nặn mụn, nếu chăm sóc gia thì sẽ có những điểm cộng sau:
- Thứ nhất, chúng cung cấp ẩm cho da, giúp tăng độ đàn hồi cho da, cho da săn chắc, mịn màng.
- Thứ hai, chăm sóc da giúp loại bỏ những bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn còn sót trên da, tránh vi khuẩn làm ổ rồi tiếp tục gây viêm, hình thành nốt mụn mới.
- Thứ ba, Việc chăm sóc da còn giúp da khỏe mạnh từ bên trong, tươi tắn bên ngoài, tăng sức đề kháng cho da, hạn chế tác dụng bất lợi do nặn mụn gây ra.
Các bước bạn cần làm sau khi nặn mụn
Các bước chăm sóc da dưới đây được tổng hợp từ các beauty blogger, những người sở hữu làn da trắng sáng trong công ty cổ phần Sao Thái Dương. Tất cả thông tin đều mang tính chất tham khảo, không khuyến khích bạn đọc tự ý làm theo do với mỗi loại da thì đều có cách chăm sóc riêng, nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng.
Vệ sinh da mặt
Sử dụng nước muối sinh lý:
Nước muối sinh lý là dung môi đẳng trương với cơ thể. Sử dụng nước muối sinh lý giúp cuốn trôi các tác nhân gây viêm, dị ứng trên da mà không gây tổn thương niêm mạc da. Đặc biệt, khả năng thấm sâu vào tận gốc chân lông của nước muối sinh lý giúp loại bỏ các tác nhân còn ẩn sâu dưới da.
Sử dụng sữa rửa mặt:
Để lựa chọn sữa rửa mặt cho người có da nhiều mụn, cần lưu ý những điểm sau đây:
- Không nên lựa chọn sản phẩm sữa rửa mặt có chứa cồn, chất bảo quản hay xà phòng,.. bởi những thành phần này có thể gây kích ứng da, khiến da khô ráp, nguy cơ nổi mụn nhiều hơn.
- Không dùng sữa rửa mặt trong thành phần có hạt to, hạt massage, bởi chúng sẽ cọ xát với da mụn, gây tổn thương da, kích ứng tuyến bã nhờn tăng tiết nhờn, mụn và mụn ẩn nổi liều hơn.
- Cần quan tâm đến độ pH của sữa rửa mặt, nên lựa chọn sản phẩm có độ pH 4,5 – 6,5( gần trung tính) .
- Thành phần có trong sữa rửa mặt nên chứa một số thành phần sau Benzoyl peroxide( diệt vi khuẩn), Retinol( Thu hẹp lỗ chân lông, kiểm soát tiết nhờn), AHA và BHA( mờ vết thâm mụn, sát khuẩn),…
Lưu ý rằng không nên sử dụng sữa rửa mặt ngay sau khi nặn mụn. Nên sử dụng nước muối sinh lý và chỉ sử dụng sữa rửa mặt sau 36 -48h kể từ khi nặn mụn.
Dùng toner/ serum/ kem làm dịu da
Sau khi đã vệ sinh da mặt, bạn nên dùng toner/ serum/ kem làm dịu da, mềm da. Bước này giúp làn da sâu bên trong được nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo độ chắc khỏe cho làn da mặt từ bên trong.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Bước cuối cùng trong quá trình chăm sóc da sau nặn mụn chính là cung cấp ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm. Sau khi đã nuôi dưỡng làn da sâu bên trong bằng toner, serum hay kem thì việc chăm sóc bề mặt da tiếp xúc bên ngoài cũng vô cùng quan trọng. Đây là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể, nhất là vùng da có mụn, vì vậy dưỡng ẩm cho da chính là làm kiên cố thêm hàng rào miễn dịch của vùng da mụn.
Một số lưu ý khi chăm sóc da sau nặn mụn
Không hoặc hạn chế trang điểm
Khi chăm sóc da sau nặn mụn, bạn không nên hoặc hạn chế trang điểm. Việc trang điểm vào thời điểm đó sẽ khiến phấn trang điểm sẽ thấm cùng với các kem hay serum vào sâu bên trong da, gây bít tắc lỗ chân lông và kích thích tuyến nhờn tăng tiết nhờn, dễ gây ra tình trạng mụn ẩn, mụn cám hay mụn trứng cá.
Không sờ tay lên mặt
Không nên sờ tay lên mặt khi đã chăm sóc da, bởi móng tay có thể mang một số tác nhân gây nổi mụn như bụi, vi khuẩn ,… Việc này gián tiếp đưa tác nhân đến vị trí gây viêm, cần phòng tránh.
Sử dụng kem chống nắng
Sau khi chăm sóc da, nếu cần đi ra ngoài bạn cần sử dụng kem chống nắng. Bởi lẽ, da của bạn thời điểm này rất nhạy cảm với các tác nhân từ mặt trời tia bức xạ, tia UV,… Kem chống nắng có chứa SPF nên giúp bảo vệ làn da trước những tác nhân này.
Sinh hoạt điều độ
Cần sinh hoạt điều độ sau khi đã chăm sóc da. Việc sinh hoạt không khoa học, thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân kích thích thần kinh như thức khuya, thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử thông minh làm cho làn da của bạn có nguy cơ thâm sạm, dễ nổi mụn.
Chế độ ăn hợp lý
Khi bị mụn, nên có một chế độ ăn hợp lý để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho làn da khỏe mạnh. Theo tham vấn của các chuyên gia gia liễu, đối tượng này nên bổ sung nhiều hoa quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch; nên ăn nhiều cá, thực phẩm có chứa nhiều lượng kem như trứng, nấm, ngũ cốc,..để ngăn ngừa và điều trị mụn hiệu quả. Ngược lại, thực phẩm chứa nhiều đồ béo hay ngọt, thức ăn cay nóng, sữa,…lại là tác nhân gây mụn mọc nhanh và nhiều hơn.
Một số câu hỏi liên quan
Sau khi nặn mụn nên sử dụng loại mặt nạ gì?
Ngoài việc chăm sóc da như các bước kể trên, bạn có thể dùng kèm với mặt nạ dưỡng ẩm cho da. Mặt nạ có thể làm từ các nguyên liệu từ thiên nhiên như nha đam, mật ong, dưa chuột.
- Mặt nạ nha đam với lượng gel lớn giúp giữ ẩm lâu, mát da và sát khuẩn tốt. Chỉ cần dùng gel đắp lên da mặt khi đã nặn mụn đảm bảo làn da bạn sau đó sẽ bóng bẩy, mềm mịn.
- Mật ong từ lâu đã được sử dụng trong các bước làm đẹp. Mật ong có tác dụng sát khuẩn, thấm sâu vào sâu bên trong, nuôi dưỡng da chắc khỏe, đàn hồi tốt.
- Chắc chắn ai cũng đã từng sử dụng dưa chuột để làm mặt nạ đắp mặt. Cảm giác đầu tiên khi đắp dưa chuột chính là vị mát lạnh, giúp sảng khoái, thư giãn làn da. Ngoài ra, tác dụng của chuột còn được biết đến như cung cấp ẩm, sát khuẩn, hạn chế tuyến bã nhờn tăng tiết,…
Sau khi nặn mụn có nên chườm đá?
Câu trả lời chính là “có”. Tuy nhiên, bước chường đá này nên được thực hiện sau khi đã rửa sạch lại mặt bằng nước muối sinh lý hay sữa rửa mặt để cuốn trôi hết bụi, vi khuẩn, bã nhờn trước. Chườm đá sẽ làm se khít các lỗ chân lông, vi khuẩn, bụi không có cơ hội xâm nhập vào sâu bên trong để gây viêm hay nổi mụn.